AFF Cup là giải đấu để lại nhiều tiếc nuối với người hâm mộ Việt Nam. Trong lịch sử, tuyển Việt Nam có tới 9 lần vào tới bán kết giải đấu, nhiều bằng Thái Lan, nhưng lại mới có đúng một lần vô địch và thêm một lần nữa vào chung kết.
Từ khi AFF Cup tổ chức vòng knock-out theo thể thức hai trận lượt đi và về, Việt Nam mới một lần đi xa hơn vòng bán kết. Đáng tiếc nhất vẫn là chiến dịch năm 2014 khi đối đầu Malaysia, với những người từng góp mặt trong giải đấu như Văn Quyết, Quế Ngọc Hải, Huy Hùng, hiện còn khoác áo đội tuyển quốc gia.
Đội tuyển Việt Nam giành lợi thế lớn khi có hai bàn trên sân Panaad.
Ở lượt đi trên sân Shah Alam, Việt Nam xuất sắc giành chiến thắng ngược với tỷ số 2-1. Dù "Harimau Malaya" có bàn trên chấm penalty từ sớm, lần lượt Huy Toàn và Văn Quyết lập công vào các phút 32 và 60 để giúp Việt Nam giành lợi thế trước khi trở về sân nhà Mỹ Đình.
Tuy nhiên, diễn biến ở trận đấu lượt về khác xa so với sự tưởng tượng của người hâm mộ Việt Nam. Một lần nữa, đội tuyển Malaysia vươn lên dẫn trước với 2 bàn, cho đến khi Công Vinh rút ngắn tỷ số.
Đáng tiếc thay, Đinh Tiến Thành có tình huống phản lưới nhà, và Shukor Adan lập công nâng tỷ số lên 4-1. Bàn cuối trận của Công Vinh cũng không đủ để tuyển Việt Nam cứu vãn lại danh dự và bị loại ở giải đấu ngay trên sân nhà.
AFF Cup học theo thể thức đấu loại knock-out của UEFA Champions League từ năm 2004, khi các trận đấu ở vòng bán kết và chung kết đều được tổ chức theo hai lượt, mỗi đội đều chơi trên sân nhà và sân khách.
Tại vòng bán kết, theo quy định, đội nào có tổng tỷ số sau hai lượt trận cao hơn sẽ giành quyền vào chung kết. Nếu tổng tỷ số sau hai trận bằng nhau, luật bàn thắng sân khách sẽ được áp dụng, nghĩa là đội nào ghi nhiều được nhiều bàn hơn trên sân khách sẽ giành quyền đi tiếp.
Các cầu thủ áo đỏ không được quên bài học cách đây 4 năm khi thua tức tưởi Malaysia trên Mỹ Đình.
Trên sân Panaad, đội tuyển Việt Nam ghi 2 bàn do công của Anh Đức và Phan Văn Đức. Như vậy, nếu tổng tỷ số sau hai trận bằng nhau, Philippines phải ghi ít nhất 3 bàn trên sân Mỹ Đình mới giành quyền vào chung kết.
Trong trường hợp "Azkals" cũng giành chiến thắng 2-1 ở trận lượt về, hai đội sẽ phải bước vào hai hiệp phụ kéo dài tổng thời gian 30 phút. Tại đây, luật bàn thắng trên sân khách tiếp tục được áp dụng. Khi cả hai đội cùng ghi được số bàn thắng như nhau trong hiệp phụ (1-1, 2-2, ...), Philippines vẫn là đội đi tiếp nhờ tổng số bàn thắng trên sân khách (90 phút chính thức và 30 hiệp phụ) nhiều hơn Việt Nam.
Nếu không có bàn thắng nào được ghi trong hai hiệp phụ, trận đấu sẽ được định đoạt bằng loạt sút luân lưu.
Như vậy, nếu "Azkals" không muốn đưa trận đấu kéo dài sang hiệp phụ, họ buộc phải ghi được cách biệt hai bàn so với đội tuyển Việt Nam. Luật bàn thắng trên sân khách cũng sẽ là vũ khí phát huy tác dụng nếu thầy trò Sven-Eriksson giành chiến thắng với tỷ số tối thiểu đồng thời ghi được từ 3 bàn trở lên tại Mỹ Đình.
Theo Zing.vn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy