Chứng khoán Tân Việt (TVSI) công bố báo cáo tài chính soát xét 6 tháng đầu năm 2023 với doanh thu hoạt động vỏn vẹn 134 tỷ đồng, lao dốc 92% so mức 1.711 tỷ đồng của cùng kỳ 2022.
Trong khi đó, chí phí quản lý nhảy vọt gấp 6,5 lần cùng kỳ lên 377 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận sau thuế của TVSI trong 6 tháng đầu năm là một số âm nặng 336 tỷ đồng, ngược với con số lãi lớn 275 tỷ đồng của cùng kỳ 2022.
Theo giải trình của TVSI, nguyên nhân thua lỗ 6 tháng do tác động tiêu cực của thị trường tài chính từ cuối năm 2022 đến nay.
Còn tổng chi phí tăng mạnh do lỗ các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) giảm 99,6% (-467 tỷ đồng), chi phí tự doanh giảm 99,8% (-178 tỷ đồng), chi phí môi giới chứng khoán giảm 74,48% (-199 tỷ đồng), chi phí bán hàng giảm 88,5% (-191 tỷ đồng), chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 1.291% (350 tỷ đồng).
Trong khi các khoản doanh thu và thu nhập khác biến động tương ứng như lãi từ tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) giảm 93% (758 tỷ), doanh thu nghiệp vụ môi giới chứng khoán giảm 90% (-251 tỷ), doanh thu nghiệp vụ bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán giảm 100% (-12,6 tỷ), doanh thu nghiệp vụ lưu ký chứng khoán giảm 91% (-284 tỷ), doanh thu lãi từ các khoản cho vay và phải thu giảm 92% (-268 tỷ).
Một số chỉ số tài chính 6 tháng 2023 của TVSI
Tại báo cáo này, đơn vị kiểm toán đưa ra khá nhiều ý kiến về ngoại trừ cũng như nhấn mạnh với TVSI.
Theo đó, tại ngày 30/6/2023, TVSI đã trích lập dự phòng vi phạm hợp đồng mua lại trái phiếu đến hạn nhưng không thực hiện được ở mức 50% tương đương khoảng 593 tỷ đồng, giá trị tối đa nghĩa vụ hợp đồng vi phạm theo tổng giá trị các hợp đồng mua lại là hơn 14.822 tỷ đồng vì cho rằng: Việc vi phạm của công ty là do bất khả kháng đã được quy định trong hợp đồng nên trong quá trình giải quyết tranh chấp, TVSI có thể thương lượng để không bị phạt vi phạm ở mức tối đa và chỉ bồi thường khi có phán quyết của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đến thời điểm phát hành báo cáo soát xét này, đơn vị kiểm toán không đánh giá được mức phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại tiềm tàng thực tế của TVSI cũng như ảnh hưởng đến BCTC.
Ngoài ra, đơn vị kiểm toán nhấn mạnh, trong quá trình kinh doanh, TVSI có thực hiện mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ từ các tổ chức phát hành và các nhà đầu tư sau đó mua đi bán lại nhiều lần với các nhà đầu tư.
Đồng thời, TVSI đã ký hợp đồng mua lại một số trái phiếu đã bán cho các nhà đầu tư theo một mức giá xác định vào một ngày xác định trong tương lai. Tổng mệnh giá các trái phiếu TVSI đã ký hợp đồng mua lại đến ngày 30/6/2023 là trên 18.000 tỷ đồng, trong đó quá hạn thanh toán khoảng 14.800 tỷ đồng. Hiện tổng mệnh giá trái phiếu mà TVSI đã ký hợp đồng mua lại khoảng 17.408 tỷ đồng.
Tuy nhiên, hiện TVSI không thực hiện được việc thanh toán cho bên chuyển nhượng và gửi thông báo đến các nhà đầu tư là sẽ không thực hiện giao dịch này, đồng thời đang thực hiện đàm phán lại với các nhà đầu tư về việc huỷ hợp đồng mua lại hoặc gia hạn thời gian mua lại trái phiếu tương ứng với thời gian đáo hạn trái phiếu của tổ chức phát hành nhưng việc đàm phán này chưa có kết quả cụ thể.
TVSI không ghi nhận các khoản trái phiếu nên trên vào BCTC này, do đó các nhà đầu tư vẫn đang thực hiện các quyền sở hữu và định đoạt của trái chủ với số trái phiếu này.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy