Tin liên quan
Mặc dù đã nhiều lần lên tiếng cam kết tỷ giá sẽ ổn định, nhưng thị trường ngoại hối vẫn không ít lần "gợn sóng".
Sau một ngày hạ nhiệt nhờ động thái nâng giá niêm yết, tỷ giá VND/USD của các NHTM ngày 18/5 tăng mạnh trở lại, mức tăng tới 15-30 đồng mỗi USD.
Cụ thể, Vietcombank và BIDV cùng thông báo giao dịch USD tại mức 21.745 - 21.805 đồng (mua vào - bán ra), tăng 15 đồng so với cuối tuần trước. Trong nhóm cổ phần, ACB đang niêm yết giá USD là 21.730 - 21.820 đồng, tăng 20 đồng mua vào và 30 đồng so với cuối tuần trước.
Ảnh minh họa.
Áp lực lên tỷ giá
Mặc dù không có yếu tố cơ bản nào phải giảm giá tiền đồng nhưng Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn điều chỉnh tăng tỷ giá. Một mặt, NHNN có thể thực hiện đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách để ổn định tỷ giá và thị trường ngoại tệ trên mặt bằng giá mới, từ đó giúp chính sách ngoại hối trở nên linh hoạt hơn để quản lý thị trường trong các thời điểm có nhu cầu USD cao, đảm bảo không tăng đột biến về tỷ giá USD/VND trong những tháng sắp tới.
Mặt khác, nhận xét về diễn biến thị trường suốt tuần qua, một chuyên gia kinh tế cho rằng, có thể USD trong hệ thống NH vẫn dồi dào, nhưng tâm lý kỳ vọng tỷ giá khiến NH chỉ cần bán cầm chừng nên thanh khoản biến động. Còn trên thị trường tự do, xét ở tâm lý người dân, việc mua USD có thể cao hơn lượng muốn bán.
Không chỉ vậy, giới phân tích cho rằng, tín dụng USD đã có xu hướng tăng cao từ năm 2014 đến nay. Cụ thể, tiền gửi ngoại tệ giảm 5,5%, nhưng cho vay lại tăng 7% là lý do khiến Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia cho rằng, thanh khoản ngoại tệ đang chịu áp lực nhất định.
Tỷ lệ cho vay trên tiền gửi ngoại tệ (LDR) dù chưa có số liệu nhưng đang tăng rất mạnh. Lãi suất USD trên thị trường liên NH cũng có xu hướng tăng và dao động mạnh hơn.
Vẫn khẳng định tín dụng ngoại tệ không căng thẳng và vẫn nằm trong tầm kiểm soát, song một lãnh đạo cấp cao trong ngành NH thừa nhận, nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ hiện nay giảm mạnh nên các NH vay vốn nước ngoài hoặc bằng tiền gửi liên NH để cho vay.
Sở dĩ nhu cầu vốn ngoại tệ tăng là do lãi suất cho vay ngoại tệ hiện khá thấp so với tiền đồng, cộng với tỷ giá ổn định nên nhiều doanh nghiệp vẫn thích vay ngoại tệ.
Vay từ dự trữ ngoại hối?
Có thể nói, tỷ giá vừa được điều chỉnh tăng thêm 1% mới đây không hẳn do cung - cầu ngoại tệ không cân đối được hoặc cầu tăng mà chủ yếu để hỗ trợ xuất khẩu, do thời gian qua xuất khẩu khó khăn. Đồng thời, việc điều chỉnh tỷ giá để cân đối lại VND so với các đồng tiền khác, tránh trường hợp VND được định giá quá cao.
Đồng quan điểm, TS. Trần Du Lịch nhận định, 1% tỷ giá vừa được điều chỉnh không liên quan đến thay đổi chính sách tỷ giá, vì 1% nằm trong biên độ NHNN đặt ra từ đầu năm. Tỷ giá có điều chỉnh biên độ thêm 1% cũng là phù hợp với mọi quan hệ kinh tế năm nay.
Tuy nhiên, tình hình thị trường hiện nay không còn giống như vài năm trước đây và cung - cầu ngoại tệ đang được xem là tiềm năng để dự trữ ngoại hối.
Một điểm cũng khá quan trọng là vừa qua NHNN được giao phối hợp với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, đề xuất cơ chế cho ngân sách vay từ nguồn dự trữ ngoại hối nhà nước. Thực tế, đây là xu thế không tránh khỏi và là sự phát triển, tiến tới thể chế hóa và luật hóa các quan hệ giữa Chính phủ và NHNN.
Đồng thời, tiến tới tăng tính độc lập của NHNN tại Việt Nam. Trên thế giới, việc chính phủ vay ngân hàng trung ương không hiếm, nhưng thường chỉ giới hạn ở vay tạm ứng (rất ngắn hạn) hoặc vay cho nhu cầu ổn định nguồn thu khi thu thuế không ổn định (vay khi thu thuế ít và sẽ trả lại khi khoản thu từ thuế tăng). Các khoản vay thường được trả dứt điểm trong một năm tài chính.
Tại Việt Nam, các dự thảo đưa ra có điểm không tương đồng. Cụ thể, nếu NHNN cho Chính phủ vay với khoản thời gian dài (vài năm) có thể không đúng với đa số thông lệ quốc tế.
Cho vay dài với mục đích khác với mục đích ổn định ngắn hạn, ở đây là mục đích phát triển có thể gây ra một số ảnh hưởng xấu: giảm tính độc lập của NHNN, giảm mức tín nhiệm của NHNN, có thể gây lãng phí nếu Chính phủ không có ràng buộc dẫn tới chi tiêu không cẩn thận.
Đồng thời, việc tăng cung tiền trên thị trường có thể gây ra lạm phát. Chưa kể, việc Chính phủ vay quá nhiều từ dự trữ ngoại tệ có thể cạn nguồn dự trữ, dẫn tới tăng nguy cơ khủng hoảng cán cân thanh toán, hoặc ảnh hưởng tới tỷ giá. Đồng thời, giảm dự trữ ngoại tệ sẽ ảnh hưởng về nhiều mặt, nhất là an ninh tài chính - tiền tệ...
Nên đọc
Theo Báo Doanh nhân Sài Gòn
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy