Với tỷ giá, áp lực nhiều khả năng sẽ giảm do các yếu tố tác động trong nước và quốc tế đang có chiều hướng thuận lợi hơn so với dự báo.
Áp lực tỷ giá sẽ giảm
Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đã quyết định tăng lãi suất cho vay qua đêm thêm 0,25%/năm, lên 2,25 - 2,50%/năm, sau khi cuộc họp chính sách tháng 12/2018 kết thúc vào rạng sáng 20/12 (giờ Việt Nam) - lần tăng lãi suất thứ 4 trong năm qua, song diễn biến thị trường ngoại hối trong nước vẫn bình lặng.
Giá giao dịch USD trong nước không những không tăng mà còn giảm, trong khi tỷ giá trung tâm được giữ nguyên so với ngày trước đó. Theo nhận định của các chuyên gia, diễn biến này là do hội tụ của nhiều yếu tố, trong đó không thể không nhắc tới sự điều hành chủ động và linh hoạt của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
TS. Lê Xuân Nghĩa, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính - tiền tệ quốc gia cho rằng, Fed tăng lãi suất là điều đã được dự đoán từ trước, nên thị trường phản ứng nhẹ nhàng. Hơn nữa, đối với Việt Nam, tỷ giá luôn được điều hành dựa trên cả yếu tố bên trong lẫn bên ngoài.
Nhìn chung, trong ngắn hạn, động thái tăng lãi suất của Fed chưa tạo sức ép lớn đối với NHNN, nhất là trong bối cảnh lạm phát thấp, kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng tương đối cao. Nhu cầu ngoại tệ trong nước cho đến nay chưa có biến động lớn, thậm chí trong năm 2018, tiền gửi ngoại tệ tăng lên. Mức độ tăng tỷ giá hối đoái được duy trì hợp lý vừa giúp ổn định kinh tế vĩ mô, vừa tạo nền tảng tăng xuất khẩu, đồng thời giúp NHNN có thêm cơ hội để tăng dự trữ ngoại tệ.
Có thể nói, năm 2018 là một năm khá thành công trong điều hành kinh tế vĩ mô, cũng như điều hành các chỉ số lãi suất, tỷ giá hối đoái. Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia (NFSC), năm 2019, áp lực lên tỷ giá của Việt Nam nhiều khả năng sẽ giảm do USD được dự báo không tăng nhiều, đồng thời lạm phát trong nước được kiểm soát khoảng 4%.
Fed dự kiến tăng lãi suất ít hơn trong năm 2019 và 2020, lần lượt còn 2 và 1 lần, thay vì 3 - 4 lần như dự kiến trước đó. TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia tài chính - ngân hàng cho rằng, lý do Fed cần giảm tốc độ tăng lãi suất có cả yếu tố khách quan và nội tại.
Cụ thể, bối cảnh thương mại, chính trị thế giới có nhiều biến động, nhiều ngân hàng trung ương đã và đang tăng lãi suất, kéo theo mặt bằng lãi suất, thanh khoản tài chính tiền tệ toàn cầu ở mức độ “căng” hơn.
Còn bản thân nước Mỹ, những gói hỗ trợ, kích thích kinh tế mà chính quyền Tổng thống Donald Trump bơm ra trong năm 2018 sẽ giảm tác dụng trong 2 năm tiếp theo. Dự báo, tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2019 - 2020 sẽ thấp hơn so với năm 2018.
Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) đánh giá, năm 2018, VND là một trong những đồng tiền có sức chống chọi tốt nhất trước các đợt tăng lãi suất của Fed. Việt Nam cũng là nước duy nhất tại khu vực Đông Nam Á chưa phải tăng lãi suất điều hành trong năm 2018. Việc giữ VND không bị mất giá quá mạnh được NHNN thực hiện chủ yếu qua việc rút bớt thanh khoản ra khỏi hệ thống ngân hàng, tạo sự khan hiếm VND, qua đó bảo vệ giá trị của đồng nội tệ.
BVSC nhận định, năm 2019, áp lực lên tỷ giá được giảm thiểu do các yếu tố tác động trong nước và quốc tế đang có chiều hướng thuận lợi hơn so với dự báo, trong đó tần suất tăng lãi suất của Fed ít dần. Tuy vậy, sự thận trọng là cần thiết, nhiều khả năng NHNN vẫn sẽ điều hành thanh khoản theo hướng chặt chẽ, khó có khả năng tiền đồng được đẩy ra thị trường quá nhiều như nửa đầu năm 2018.
Số liệu do Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho thấy, tỷ giá trung tâm VND/USD cuối năm 2018 tăng khoảng 1,5%, tỷ giá ngân hàng thương mại tăng khoảng 2,8% và tỷ giá thị trường tự do tăng khoảng 3,5% so với đầu năm. Nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ giá trong nước tăng, theo ủy ban này, là do tác động từ yếu tố quốc tế, vì chỉ số USD Index tăng khoảng 5% so với đầu năm, tăng 9% so với mức đáy tháng 2/2018. Đối với nguyên nhân trong nước, yếu tố cơ bản là tỷ giá vẫn chịu áp lực từ phía lạm phát, song lại được hỗ trợ tích cực từ phía cân đối cung - cầu ngoại tệ.
Kịch bản giá vàng 2019
Lãi suất thực tăng và đồng đô la Mỹ mạnh hơn đã tác động đáng kể đến giá vàng trong năm 2018. Theo một số dự báo, giá vàng sẽ giảm trong năm 2019, có thể mất mốc 1.200 USD/ounce, thậm chí mất mốc 1.150 USD/ounce.
Trên thị trường vàng thế giới, trong phiên giao dịch cuối tuần thứ 3 của tháng 12/2018, giá vàng giao ngay giảm 3,8 USD/ounce, xuống 1.255,6 USD/ounce; giá vàng giao tháng 1/2019 giảm 8,7 USD/ounce, xuống 1.255,2 USD/ounce.
Giới tài chính hạ triển vọng giá vàng sau khi thị trường kim loại quý này có diễn biến kém khả quan trong thời gian qua. Nguyên nhân chủ yếu là do áp lực từ đà tăng của USD, kỳ vọng Mỹ tăng lãi suất USD và làn sóng bán ra tại các quỹ ETF cũng như giới đầu cơ.
Tuy nhiên, vàng vẫn được nhìn nhận là tài sản an toàn. Với những quan ngại về khả năng biến động nhiều hơn trên thị trường chứng khoán, các nhà đầu tư có thể nắm giữ vàng trong danh mục đầu tư năm 2019. Ngay cả khi nhìn vào trái phiếu và lãi suất, sự biến động ở mức khá cao. Nhìn chung, vàng vẫn là một tài sản đầu tư ổn định, nơi trú ẩn an toàn.
Thị trường thường tìm đến vàng để đầu tư trong những giai đoạn thế giới có biến động về chính trị và kinh tế. Những rủi ro liên quan chiến tranh thương mại và thị trường chứng khoán trong thời gian qua không kích thích giá vàng đi lên, nhưng vẫn có hy vọng tăng trong thời gian tới.
Đáng chú ý, giá vàng ở mức thấp trong thời gian qua đã kích thích nhu cầu mua vàng tại thị trường Ấn Độ và Trung Quốc, hai quốc gia tiêu thụ vàng lớn nhất thế giới.
Tổng giám đốc Công ty cổ phần Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) Lê Trí Thông cho biết, theo chu kỳ tăng trưởng của nền kinh tế, 2 quý cuối năm luôn cao hơn nửa đầu năm, đây cũng là thời điểm cận kề các mùa lễ, tết, nên nhu cầu về trang sức, nữ trang vàng tăng lên. Thế nhưng, khác với các năm trước, thị trường vàng năm 2018 có những tác động từ bên ngoài.
Tuy không tác động quá lớn, song cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung cũng như động thái tăng lãi suất của Fed đã đẩy USD tăng giá, tỷ giá trong nước tăng nhẹ, chứng khoán Việt Nam có nhiều biến động bất thường, nhu cầu về vàng, kể cả nữ trang vàng cũng khó tránh khỏi bị ảnh hưởng.
Tuy nhiên, khi chu kỳ thắt chặt chính sách tiền tệ của Fed dự kiến kết thúc trong nửa đầu năm tới, các nhà đầu tư sẽ bắt đầu thấy lãi suất thấp hơn ở phía trước. Điều này có thể sẽ làm suy yếu USD và đẩy giá vàng lên, kỳ vọng đạt ngưỡng 1.350 USD/ounce vào cuối năm 2019.
Ngoài ra, vào giữa năm 2019, dự báo tăng trưởng kinh tế Mỹ chậm lại, buộc Fed phải tính tới phương án cắt giảm lãi suất trong năm 2020.
Theo Đầu tư chứng khoán
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy