Đây là một cuộc giao tranh ác liệt, kéo dài và có quy mô lớn mà Ukraine phải chấp nhận rủi ro và cái giá phải trả cao.
"Nếu bất kỳ tiêm kích F-16 nào có thể chấm dứt cuộc xung đột này thì chúng có lẽ vẫn chưa được sử dụng đủ mạnh mẽ", Michael Bohnert, một chuyên gia về tác chiến trên không tại Tập đoàn RAND cho hay.
Tiêm kích F-16 đến Ukraine vào tháng 8/2024. Ảnh: Getty
"Tôi ghét khi phải nói điều đó nhưng phương Tây chúng ta phải nhận ra rằng từng xe tăng Abrams và từng tiêm kích F-16 có lẽ đã không được sử dụng với mức độ tối đa", ông Michael Bohnert cho hay.
Các đối tác phương Tây của Ukraine đã cung cấp chiến đấu cơ và xe tăng với số lượng nhỏ và chúng hạn chế những gì Ukraine có thể làm bằng những vũ khí trên. Sử dụng tối đa các phương tiện tiềm năng sẽ làm tăng rủi ro và đồng nghĩa với tổn thất, đặc biệt trong kiểu xung đột này.
William Alberque, một chuyên gia về chiến tranh tại Trung tâm Stimson, nói với Business Insider rằng khi nói đến vũ khí phương Tây, "việc tối đa hóa tiềm năng có nghĩa là rất nhiều, nếu không muốn nói là tất cả, vũ khí có thể bị phá hủy".
Nhưng nếu các vũ khí "bị phá hủy bằng cách làm những điều Ukraine không thể làm nếu không có nó và gây ra tổn thất lớn cho Nga thì điều đó hoàn toàn xứng đáng. Chúng tôi cung cấp chúng và biết rằng chúng tôi sẽ không lấy lại được chúng", chuyên gia này cho hay.
Chấp nhận cái giá phải trả để đạt mục tiêu
Ông Alberque giải thích rằng "mọi thứ mà chúng tôi trao cho Ukraine chúng tôi phải đảm bảo chúng có thể và sẽ bị phá hủy trong chiến đấu nhưng ít nhất là chúng phải được sử dụng với toàn bộ tiềm năng. Và điều đó đi kèm cùng các rủi ro".
Ông Bohnert lưu ý rằng Ukraine phải cân nhắc rủi ro khi truyền thông Nga nói về việc bắn hạ các tiêm kích F-16 hoặc phá hủy xe tăng Abrams. Theo chuyên gia này, thay vì nản lòng trước sự ăn mừng của Nga, "phương Tây chúng ta phải sẵn sàng chấp nhận rằng không có chiếc F-16 nào trong số đó có thể quay trở về”.
Lực lượng Ukraine đã mất một số xe tăng Abrams, nhiều phương tiện chiến đấu Bradley, một số xe tăng Leopard và ít nhất 1 trong những tiêm kích F-16 mới, đôi khi dẫn đến những câu hỏi về giá trị của sự hỗ trợ được cung cấp nhưng các nhà phân tích xung đột cho rằng đó không phải là lý do khiến các đối tác phải hoảng sợ.
George Barros, một chuyên gia về Nga và nhà phân tích không gian địa lý tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh, nói với Business Insider rằng, việc chỉ ra một số máy bay chiến đấu Ukraine bị phá hủy và tổn thất về phi công rồi sau đó đưa ra kết luận rằng họ không thể làm điều này có lẽ là một cách sai lầm để nhìn nhận mọi việc.
Cuộc xung đột ở Ukraine là một cuộc giao tranh thảm khốc, tổn thất nhiều nhân mạng và trang thiết bị với mức độ chưa từng thấy ở châu Âu trong hàng thập kỷ.
Ông Bohnert cho biết, "đó chỉ là bản chất đáng buồn của chiến tranh, rằng rất nhiều người không trở về nhà. Rất nhiều thiết bị không bao giờ được sử dụng trong suốt cuộc xung đột".
Ông cho biết, ở phương Tây trong những thập kỷ gần đây, "chúng ta đã quen với những cuộc chiến mà 5, 10 hay 20 người chết mỗi tháng", những cuộc chiến như Iraq hoặc Afghanistan mặc dù bi thảm nhưng không đến mức này.
Sự tương phản giữa cuộc xung đột tiêu hao đẫm máu khủng khiếp và dai dẳng giữa Nga và Ukraine chứng kiến thương vong lớn và các cuộc chiến gần đây mà phương Tây can dự là điều mà nhiều chuyên gia về xung đột cũng như các binh lính nêu ra.
Một cựu chiến binh Mỹ từng chiến đấu ở Ukraine trước đây nói với Business Insider rằng có nhiều chiến binh phương Tây đến Ukraine với suy nghĩ rằng mọi chuyện sẽ dễ dàng nhưng thay vào đó họ thấy rằng quá trình huấn luyện của mình chưa đủ để chuẩn bị cho cường độ chiến đấu này. Ông cho biết nhiều người đã tử trận vì điều đó.
Cuộc xung đột ở Ukraine là một cuộc giao tranh đầy thách thức, nơi quân đội và thiết bị liên tục gặp rủi ro trong nỗ lực làm giảm sức tấn công của Nga hoặc được sử dụng để phá vỡ phòng tuyến của Moscow và điều đó đồng nghĩa với tổn thất nếu chúng được đưa vào sử dụng.
Chẳng hạn, Ukraine đã mất chiếc F-16 đầu tiên trong một nhiệm vụ phòng không nhằm bảo vệ các thành phố khỏi một loạt tên lửa lớn của Nga.
Chuyên gia Alberque cho biết đối với Ukraine, rủi ro là cần thiết.
"Bạn có thể đảm bảo rằng mình không mất bất kỳ chiếc F-16 nào nếu bạn không lái bất kỳ chiếc nào trong số chúng và giữ chúng trong các hang động sâu dưới lòng đất, nhưng như vậy thì có ích gì?"
Sử dụng các trang thiết bị một cách triệt để
Ukraine nhận được số lượng nhỏ tiêm kích F-16 và cho đến nay, họ chỉ nhận được vài chục chiếc xe tăng Abrams. Với kho dự trữ hạn chế, đôi khi Ukraine phải cố gắng vận hành chúng một cách an toàn.
Ông Alberque lập luận rằng, Ukraine nên cân nhắc việc chấp nhận nhiều rủi ro hơn với chúng, vì với số lượng ít như vậy, "bạn nên sử dụng chúng một cách triệt để vì bạn không thể trả lại chúng".
Ông Bohert cho biết phương Tây nên cho phép Ukraine chấp nhận nhiều rủi ro hơn với vũ khí của mình. Chẳng hạn, theo ông, phương Tây không nên hạn chế cách Ukraine sử dụng tiêm kích F-16, loại vũ khí đầu tiên do General Dynamics sản xuất trước khi chuyển giao cho Lockheed Martin.
Đan Mạch - một trong những quốc gia cung cấp F-16 cho Ukraine thông báo Kiev có thể tấn công Moscow bằng những chiếc F-16 mà họ cung cấp cho nước này nhưng các đồng minh khác thì không có cùng quan điểm.
Theo ông Bohnert, "bạn nên luôn cho phép ai đó sử dụng quân đội của họ theo cách hiệu quả nhất có thể".
Các xe tăng Abrams được cung cấp cho Ukraine là những mẫu cũ không có lớp giáp nâng cấp hàng đầu và tiêm kích F-16 cũng vậy. Những máy bay phản lực này là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư có khả năng mạnh mẽ nhưng các nước phương Tây đã chuyển sang tiêm kích thế hệ thứ năm và đang nghiên cứu các lựa chọn về tiêm kích thế hệ thứ sáu. Phương Tây không mất bất cứ thứ gì ở Ukraine mà họ không thể để mất.
Ông Alberque cho biết thực tế đó sẽ thúc đẩy phương Tây ủng hộ Ukraine trong việc chấp nhận rủi ro.
"Chúng ta không cung cấp cho họ những thứ tốt nhất trong số những thứ tốt nhất", ông nói. "Chúng ta cung cấp cho họ những thứ mà chúng ta nghĩ rằng có thể cung cấp cho họ. Đối với nhiều nước châu Âu, đây là những thứ mà họ đã quyết định thay thế".
Tác giả: Kiều Anh/Theo Business Insider
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy