Theo RT, Cơ quan Bảo vệ Thông tin và Truyền thông Đặc biệt của Ukraine tuyên bố, nước này đã chi 4 triệu USD để chặn các chương trình phát thanh và truyền hình của Nga ở các khu vực giáp biên giới.
"Chính phủ đã phân bổ kinh phí để xây dựng một hệ thống ngăn chặn việc phát sóng các kênh truyền hình và đài phát thanh của Nga ở các vùng giáp biên giới”, cơ quan này cho biết trong một thông báo trên nền tảng Telegram ngày 8/3.
Báo cáo nêu rằng các biện pháp mới sẽ giúp giảm “tác động tuyên truyền của Nga đối với người dân Ukraine” và tăng “mức độ bảo mật thông tin của Ukraine”.
Hệ thống gây nhiễu dự kiến sẽ bao phủ 9 khu vực, bao gồm Kiev, Kharkov và Odessa.
Xe tác nghiệp của Đài truyền hình Nga RT trên Quảng trường Đỏ, Moskva, Nga. (Ảnh: RT)
Ukraine dần siết chặt các phương tiện truyền thông Nga kể từ năm 2014, đồng thời cấm tất cả các kênh truyền hình lớn của Nga phát sóng đến nước này.
Sau khi Moskva phát động chiến dịch quân sự đặc biệt vào tháng 2/2022, Kiev tuyên bố hầu hết nội dung truyền thông của Nga là "bất hợp pháp" và đã hành động để chặn các dịch vụ giúp người xem lách các hạn chế.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đã hợp nhất tất cả các cơ quan truyền thông trong nước dưới sự bảo trợ của Nhà nước, với lý do thiết quân luật được áp đặt sau khi cuộc xung đột với Nga bắt đầu.
Tuần trước, Ủy ban Tự do Ngôn luận của Quốc hội Ukraine đã kêu gọi cấm nền tảng nhắn tin được mã hóa Telegram, mô tả đây là "mối đe dọa đối với an ninh quốc gia".
Trước đó, vào tháng 11/2023, Aleksey Danilov, người đứng đầu Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia (NSDC) của Ukraine, lập luận rằng Telegram nên bị cấm vì “hệ thống tạo ảnh hưởng” của Nga đang hoạt động ở đó.
Sau khi Nga thực hiện hoạt động quân sự đặc biệt ở Ukraine, hầu hết các quốc gia châu Âu cũng ngăn chặn các cơ quan truyền thông Nga phát sóng trên lãnh thổ của họ.
Tháng 2/2023, Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov chỉ trích rằng "những lệnh cấm này vi phạm trắng trợn nghĩa vụ mà các quốc gia này cần thực hiện với tư cách là một phần của OSCE (Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu), nhằm đảm bảo quyền tự do báo chí và tiếp cận thông tin bình đẳng cho người dân của tất cả các quốc gia thành viên".
Tác giả: Hoa Vũ/Theo https://actualidad.rt.com/
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy