Chiều 11/8, tại buổi họp báo Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, do diễn biến dịch phức tạp, nhiều địa phương có cách hiểu và áp dụng quy định giãn cách xã hội khác nhau, gây khó khăn cho việc lưu thông hàng hoá, sản xuất do nguyên vật liệu phục vụ sản xuất gặp khó khăn trong lưu thông.
Bộ Công Thương đã làm việc với Bộ GTVT, các địa phương và các hiệp hội, ngành hàng để tháo gỡ, tuy nhiên chưa khắc phục được hoàn toàn tình trạng này. Vì vậy, Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Chính phủ, tạo điều kiện cho lưu thông hàng hoá.
Theo đó, mọi hàng hoá phục vụ đời sống sinh hoạt, sản xuất của người dân đều được lưu thông, trừ hàng hoá trong danh mục bị cấm.
Ông Hải cho biết, sau khi Phó Thủ tướng Lê Văn Thành đã có văn bản chỉ đạo, việc tắc nghẽn trong lưu thông hàng hoá cơ bản được giải toả. Đây là giải pháp giúp đỡ doanh nghiệp, người dân trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp. Tuy nhiên, ở một số địa phương vẫn có tình trạng lái xe gặp khó khăn khi vận chuyển hàng hoá.
“Dù chia sẻ với khó khăn của địa phương khi chống dịch nhưng cũng mong các địa phương quan tâm tới “mục tiêu kép” và lưu ý các chỉ đạo của Bộ GTVT, Bộ Y tế để việc lưu thông hàng hoá cho sản xuất kinh doanh, đặc biệt là sản xuất công nghiệp được thông suốt”, ông Hải nhấn mạnh.
Trao đổi về việc này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm cho biết, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ GTVT đã có các văn bản gửi các địa phương, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch các địa phương, phối hợp với Bộ thực hiện một số giải pháp để đảm bảo điều kiện thuận lợi nhất cho lưu thông hàng hóa. Tại các chốt kiểm soát và các tuyến đường, không tiến hành kiểm tra phương tiện đã được cấp mã QR.
Bộ cũng kiến nghị ưu tiên tiêm vắc-xin cho đội ngũ lái, phụ xe thực hiện vận tải liên tỉnh phục vụ lưu thông hàng hóa thiết yếu. Ngoài ra, Bộ cũng chỉ đạo các cục chuyên ngành công bố đường dây nóng để kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện vận tải hàng hóa.
Tại buổi họp báo, Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biết, ngay từ khi có dịch, NHNN đã chỉ đạo và các ngân hàng thương mại đã vào cuộc, hạ mức lãi suất cho doanh nghiệp. Trước tình hình dịch còn lan rộng, giãn cách xã hội, doanh nghiệp gặp khó khăn, theo ông Tú, chính sách giảm lãi suất rất quan trọng và thiết thực. Trên cơ sở đó, 16 ngân hàng thương mại quy mô lớn đã đồng thuận, nhất trí và cam kết giảm tiếp mức lãi suất cho các đối tượng. Cụ thể, số lãi suất từ nay đến cuối năm giảm thêm là 20,3 nghìn tỷ đồng. Ngoài ra, 4 ngân hàng thương mại thuộc khối Nhà nước cũng đã đồng thuận giảm thêm mức lãi suất 4 nghìn tỷ đồng nữa cho TP. HCM, Bình Dương và các tỉnh gặp khó khăn. Đồng thời, 4 ngân hàng này cũng giảm 100% các loại phí dịch vụ. |
Tác giả: Luân Dũng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy