Ông Albert Bourla giải thích: “Tôi không nghĩ các biến thể sẽ ngừng xuất hiện và chúng ta có thể tiếp tục cuộc sống mà không cần tiêm phòng. Nhưng vẫn cần phải xem xét điều đó".
Nhận định của ông Bourla về thời điểm cuộc sống bình thường sẽ trở lại phù hợp với dự đoán của Giám đốc điều hành Moderna, Stephane Bancel. “Trong một năm kể từ hôm nay”, ông Bancel trả lời khi được yêu cầu ước tính về khả năng trở lại cuộc sống như trước đây.
Giám đốc điều hành Pfizer, Albert Bourla
Để biến điều đó thành hiện thực, ông Bourla, lãnh đạo cao cấp của hãng dược Pfizer, cho rằng có khả năng cần phải tiêm vắc-xin Covid-19 mỗi năm một lần.
Ông Bourla nói: “Với tôi, đó là kịch bản có thể xảy ra nhất, bởi vì virus lây lan trên toàn thế giới, nên sẽ tiếp tục có các biến thể mới xuất hiện. Chúng tôi sẽ có những loại vắc-xin thời hạn sử dụng ít nhất một năm. Tôi nghĩ tình huống có khả năng nhất là tiêm chủng hằng năm, nhưng chúng tôi thực sự không chắc, cần phải chờ xem dữ liệu”.
Cuối tuần trước, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) đã cấp quyền phân phối các liều vắc-xin Pfizer tăng cường cho những người làm việc ở nơi có nguy cơ cao. Mũi tiêm nhắc lại cũng được Mỹ phê duyệt cho người từ 65 tuổi trở lên, người mắc các bệnh nền, ít nhất 6 tháng sau mũi tiêm thứ 2.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phản đối mạnh mẽ việc triển khai rộng rãi các mũi tiêm nhắc lại, cho rằng các quốc gia giàu có hơn nên chia sẻ vắc-xin cho các quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp.
Ông Tom Frieden, cựu lãnh đạo CDC, cũng chỉ trích Moderna và Pfizer không chia sẻ sở hữu trí tuệ về vắc-xin rộng rãi hơn để giúp đẩy nhanh tỷ lệ tiêm chủng trên thế giới.
“Trong khi tập trung vào việc bán vắc-xin đắt tiền cho các nước giàu, Moderna và Pfizer không làm gì để thu hẹp khoảng cách toàn cầu về nguồn cung vắc-xin”, ông Frieden viết trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, lãnh đạo Pfizer khẳng định: “Sở hữu trí tuệ đã thúc đẩy khoa học phát triển, sẵn sàng khi đại dịch xảy ra. Nếu không có điều đó, chúng tôi sẽ không có mặt ở đây để thảo luận vì chúng tôi không có vắc-xin... Ngoài ra, chúng tôi rất tự hào về những gì mình đã làm được. Chúng tôi đã cứu sống hàng triệu người”.
Pfizer đang bán vắc-xin với nhiều mức giá cho các quốc gia có mức độ giàu có khác nhau. Ông Bourla cho biết, các nước đang phát triển mua vắc-xin với giá rẻ từ Pfizer. Pfizer bán một tỷ liều vắc-xin cho chính phủ Mỹ với giá gốc. Sau đó, Mỹ sẽ tặng những liều vắc-xin trên cho các quốc gia nghèo nhất thế giới.
Tác giả: An Yên
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy