Tin liên quan
Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) kiến nghị Bộ Công Thương cần nhanh chóng đề nghị Chính phủ cho phép bán toàn bộ vốn nhà nước tại Sabeco và Habeco theo hình thức đấu giá công khai tại Sở giao dịch chứng khoán, nhằm thu về số tiền tối đa cho ngân sách.
Hiệp hội này cho rằng không nên áp dụng việc mua bán thỏa thuận nhằm tránh tiêu cực, đồng thời tạo sân chơi cho nhiều nhà đầu tư lớn tham gia cạnh tranh giá.
Để giải thích, VAFI viện dẫn việc Thủ tướng Chính phủ vào tháng 10 năm ngoái đã yêu cầu Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thoái toàn bộ vốn nhà nước tại 10 doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả như Vinamilk, FPT, nhựa Tiến Phong, nhựa Bình Minh…
VAFI cho rằng chủ trương đã rõ và việc bán toàn bộ cổ phần nhà nước tại Sabeco và Habeco là vấn đề không còn bàn cãi, đòi hỏi Bộ Công Thương phải chủ động hơn, năng động hơn, tích cực hơn.
Với số tiền thu được dự tính trên 3 tỉ đô la Mỹ, VAFI tính toán là đủ xây dựng ngay tuyến đường sắt số 3, số 4 tại Thủ đô Hà Nội. Một khi Hà Nội có 4 tuyến đường sắt trong 7 năm nữa thì sẽ có nhiều điều kiện để phát triển nhanh hệ thống giao thông công cộng, giảm nhanh việc sử dụng hàng triệu xe máy và lúc đó Hà Nội sẽ xanh, sạch đẹp hơn nhiều so với hiện nay.
Trong văn bản gửi tới bộ, VAFI nhận định Sabeco và Habeco đã thực hiện cổ phần hóa được hơn 8 năm. Trong đề án cổ phần hóa của hai doanh nghiệp này đều nói rõ việc cổ phần hóa gắn với niêm yết trên các sàn chứng khoán theo chủ trương của nhà nước, nhưng Sabeco và Habeco lại liên tục lần lữa việc niêm yết.
VAFI cho rằng, cách đây hơn 10 năm, Sabeco là doanh nghiệp lớn hơn nhiều so với Vinamilk, lợi nhuận Sabeco cao gần gấp đôi Vinamilk nhưng nay, ngược lại lợi nhuận Vinamilk cao gần gấp ba lần Sabeco. Sau gần một thập kỉ cổ phần hóa, Sabeco và Habeco tăng trưởng rất chậm mặc dù tiềm năng phát triển là rất lớn.
Đề nghị của VAFI căn cứ vào Quyết định 51/2014/QĐ-CP ngày 15-9-2014 của Thủ tướng Chính phủ qui định một số nội dung về thoái vốn, bán cổ phần và đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán của doanh nghiệp nhà nước.
Theo đó, (Điểm 2 Điều 14 của QĐ 51) ghi rõ: “Đối với doanh nghiệp đã chính thức chuyển thành công ty cổ phần trước ngày quyết định này có hiệu lực thi hành, đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo người đại diện phối hợp, đôn đốc doanh nghiệp hoàn tất việc thực hiện đăng ký giao dịch và niêm yết theo qui định tại khoản 1 Điều 14 quyết định này trong thời hạn tối đa một năm kể từ ngày quyết định này có hiệu lực”.
Minh Trang
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy