Chi tiết thủ đoạn "biến" 1,5 tỷ đồng lên 225 tỷ đồng
Cáo trạng của VKSND Tối cao xác định, mặc dù các cổ đông của Công ty Faros (Công ty con của Tập đoàn FLC) không góp tiền để tăng vốn điều lệ, nhưng theo chỉ đạo của Chủ tịch Trịnh Văn Quyết nên em gái là Trịnh Thị Minh Huế soạn thảo các Nghị quyết của Công ty về việc tăng vốn điều lệ, sử dụng vốn góp của các cổ đông.
Để thực hiện kế hoạch, bà Huế giao cho Trịnh Văn Đại - Chủ tịch HĐQT Công ty Vĩnh Hà (Sau đổi tên thành Công ty Faros) ký ban hành Nghị quyết tăng vốn điều lệ, dự kiến tăng thêm 223,5 tỷ đồng.
Nhằm hợp thức dòng tiền góp vốn, bà Huế chỉ đạo Trịnh Văn Đại; Hoàng Thị Thu Hà (em họ Quyết) và Nguyễn Văn Mạnh (em rể ông Quyết) đứng tên ký khống sẵn 14 ủy nhiệm chi (đúng 223,5 tỷ đồng) với nội dung chuyển tiền góp vốn vào tài khoản của Công ty Faros.
Ông Trịnh Văn Quyết.
Bà Huế còn cũng bị cáo buộc chỉ đạo Nguyễn Tiến Dũng, Tổng Giám đốc Công ty CP Xây dựng Faros, Nguyễn Thị Quỳnh Trang, Kế toán Công ty CP Liên doanh đầu tư Quốc tế KLF và Nguyễn Minh Tú, Kế toán Công ty CP Đầu tư thương mại và Xuất nhập khẩu CFS ký khống sẵn các chứng từ là các giấy rút 223,5 tỷ ra khỏi Công ty Faros.
Ngày 25/04/2014, Huế sử dụng 2 "Giấy nộp tiền mặt” do Hoàng Thị Thu Hà ký khống sẵn rồi sử dụng 35 tỷ đồng nộp vào tài khoản mang tên Hoàng Thị Thu Hà. Sau đó ít ngày, Huế lại ký uỷ nhiệm chi do Hà khống sẵn để chuyển số tiền trên sang ngân hàng khác vẫn do Hà đứng tên để quay vòng góp vốn vào Faros.
Chỉ từ 13h đến 15h ngày 28/4/2014, nhóm đối tượng liên tục rút, nộp, chuyển số tiền trên qua công ty Faros làm vốn công ty này tăng lên 225 tỷ đồng. Đồng thời số tiền 35 tỷ đồng sau đó cũng được rút ra khỏi tài khoản của Công ty Faros.
Sua khi rút, 5 tỷ đồng được nộp vào tài khoản của Tập đoàn FLC; 30 tỷ đồng nộp vào tài khoản Hoàng Thị Thu Hà, sau đó lại được chuyển toàn bộ vào tài khoản khác cũng mang tên Hoàng Thị Thu Hà.
Ngay sau đó, Huế sử dụng giấy rút tiền mặt do Hoàng Thị Thu Hà ký sẵn để rút toàn bộ số tiền 30 tỷ đồng ra khỏi tài khoản. Toàn bộ số tiền 223,5 tỷ đồng được hạch toán rút từ tài khoản, Công ty Faros đã thực hiện hạch toán nhập quỹ số tiền 223,5 tỷ góp vốn nêu trên, nhưng thực tế không có tiền thật mà hạch toán khống trên sổ sách kế toán.
Sau khi Công ty Faros tăng vốn điều lệ lên 225 tỷ đồng, ngày 24/4/2014, Trịnh Văn Đại, Chủ tịch HĐQT và Nguyễn Tiến Dũng, Tổng Giám đốc ký Thông báo số gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội đề nghị thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, ghi nhận số vốn điều lệ là 225 tỷ đồng.
Ngày 6/5/2014, Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp công ty cổ phần vốn điều lệ là 225 tỷ đồng co Faros.
Trong 4 lần tăng vốn tiếp theo vẫn dưới sự chỉ đạo trực tiếp từ Trịnh Văn Quyết, Trịnh Thị Minh Huế với thủ đoạn tương tự đã nâng khống vốn điều lệ của Faros lên hơn 4.300 tỷ đồng. Tài liệu điều tra xác định, Faros chỉ có số vốn thực góp là gần 1,2 tỷ đồng, còn lại đều bị nâng khống.
Vai trò của Chủ tịch Công ty Faros đang bỏ trốn
Trong vụ án này, Doãn Văn Phương (Tổng Giám đốc FLC) được cơ quan chức năng xác định đã xuất cảnh ra nước ngoài từ năm 2022, hiện cơ công đang truy nã bị ca này và tách hồ sơ để xử lý sau. Song, cáo trạng đã nêu bật vai trò của nhân vật này.
Theo cáo trạng, tháng 8/2012, Trịnh Văn Quyết chỉ đạo Doãn Văn Phương cùng một số cá nhân mua lại Công ty Green Belt có vốn điều lệ 1,5 tỷ đồng (sau đổi tên thành Công ty Faros). Doãn Văn Phương bị cáo buộc là người tham mưu cho Trịnh Văn Quyết, thường xuyên bàn bạc, thống nhất chủ trương và được giao trực tiếp thực hiện thủ tục mua công ty Faros; ký các thủ tục tăng vốn điều lệ, ủy thác đầu tư.
Tiếp đó, khi đang ngồi ghế Tổng giám đốc Tập đoàn FLC, ông Phương được giao thêm chức vụ Chủ tịch HĐQT Công ty Faros các giai đoạn từ 28/5/2015- 9/11/2019.
Bị can Doãn Văn Phương.
Với vai trò là Chủ tịch HĐQT, Phương ký tờ trình, Biên bản họp Đại hội đồng cổ đông, nghị quyết các lần tăng vốn thứ ba (từ 1.125 tỷ đồng lên 3.037 tỷ đồng); lần thứ tư (từ 3.037 tỷ đồng lên 3.500 tỷ đồng) và lần tăng vốn thứ năm (từ 3.500 tỷ đồng lên 4.300 tỷ đồng).
Bị can này còn bị cáo buộc ký nghị quyết và các văn bản đề nghị, giải trình với các cơ quan chức năng để cổ phiếu Công ty Faros được niêm yết trên sàn chứng khoán; chỉ đạo Tổng Giám đốc ký hợp đồng ủy thác đầu tư để hợp thức số vốn góp khống và các báo cáo tài chính; ký 18 giấy rút tiền mặt để Huế rút 900 tỷ đồng ra khỏi tài khoản của Công ty Faros, để hợp thức dòng tiền tăng vốn khống.
Ngoài ra, với vai trò cổ đông, Phương được Trịnh Văn Quyết giao ký hợp đồng nhận chuyển nhượng/giấy nộp tiền góp vốn, để sở hữu hơn 7,7 triệu cổ phần, tương đương hơn 77 tỷ đồng; sau đó ký hợp đồng chuyển nhượng số cổ phần cho Quyết để hợp thức vốn góp, hợp thức danh sách cổ đông đủ điều kiện niêm yết trên sàn chứng khoán, để Quyết bán cổ phiếu cho các nhà đầu tư chiếm đoạt tiền.
Tác giả: Đặng Ngọc Thuỷ
- Cựu chủ tịch HoSE đã giúp Trịnh Văn Quyết lừa đảo hàng ngàn tỉ đồng như thế nào?
- Truy tố Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết cùng hai em gái ruột
- Công ty chứng khoán từng liên quan ông Trịnh Văn Quyết dự tăng vốn thêm 500 tỷ
- Vai trò của bị can Trịnh Văn Đại, cựu Chủ tịch Faros ở vụ thao túng chứng khoán
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy