Thông qua Sàn giao dịch nợ, VAMC giữ vai trò trung tâm của thị trường mua bán nợ
Theo thông báo mới nhất của Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng tại Việt Nam (VAMC), Sàn giao dịch nợ VAMC hoạt động theo mô hình chi nhánh, đã được Phòng Đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội) cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
Hoạt động trọng tâm của sàn này là cung cấp các dịch vụ tư vấn, môi giới mua, bán nợ và tài sản của các tổ chức, cá nhân. Thông qua việc sử dụng các kiến thức chuyên môn để phát hiện vấn đề, đề xuất các giải pháp liên quan đến hoạt động mua, bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu; đồng thời, làm trung gian, dàn xếp việc mua bán nợ xấu, tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu giữa các bên.
Sàn giao dịch nợ VAMC hoạt động theo mô hình chi nhánh, đã được Phòng Đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động. |
Mục tiêu hoạt động của sàn là tạo lập, cung cấp một loại hình dịch vụ mới, chuyên nghiệp, hiệu quả trong hoạt động xử lý nợ xấu. Từ đó, đẩy cao vị thế VAMC nhằm tạo động lực xử lý nhanh, dứt điểm nợ xấu, thúc đẩy thị trường mua bán nợ phát triển với vai trò trung tâm của VAMC trên thị trường.
Theo đại diện VAMC, việc thành lập sàn giao dịch nợ xuất phát từ việc thực hiện Đề án cơ cấu lại và nâng cao năng lực của VAMC giai đoạn 2017 – 2020 và hướng tới 2022 đã được phê duyệt theo Quyết định số 28/QĐ-NHNN ngày 05/01/2018 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Kế đó, ngày 28/4/2021, Ngân hàng Nhà nước ban hành văn bản số 2973/NHNN-TTGSNH chấp thuận chủ trương thành lập Sàn giao dịch nợ VAMC theo mô hình chi nhánh.
Trong vòng 2 tháng, định chế này đã tiến hành các thủ tục pháp lý để thành lập và đăng ký hoạt động của Sàn giao dịch nợ VAMC. Cụ thể, ban ban hành Quyết định số 10/QĐ-HĐTV ngày 13/5/2021 về việc thành lập Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam – Chi nhánh Sàn giao dịch nợ (tên viết tắt: Sàn giao dịch nợ VAMC).
Song song, VAMC cũng ban hành Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 18/6/2021 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Sàn giao dịch nợ VAMC và được Phòng Đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội) cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động.
Sàn giao dịch nợ VAMC ra đời trong bối cảnh có 21 tổ chức tín dụng thanh toán hết trái phiếu đặc biệt tại VAMC. Từ cuối 2020 đến nay, VAMC đang quản lý nợ xấu của 18 tổ chức tín dụng với trên 91,7 nghìn tỷ đồng mệnh giá trái phiếu đặc biệt. |
Sàn giao dịch nợ VAMC ra đời trong bối cảnh tính đến 31/12/2020 đã có 21 tổ chức tín dụng thanh toán hết trái phiếu đặc biệt tại VAMC. Từ cuối 2020 đến nay, VAMC đang quản lý nợ xấu của 18 tổ chức tín dụng với trên 91,7 nghìn tỷ đồng mệnh giá trái phiếu đặc biệt.
Trong khi, luỹ kế đến 31/12/2020, VAMC cùng các tổ chức tín dụng xử lý trên 290 nghìn tỷ đồng đồng nợ xấu, thu hồi nợ của VAMC đạt gần 167 nghìn tỷ đồng.
Sau khi có thêm "bảo bối" Nghị quyết 42 có hiệu lực (15/8/2017), kết quả thu hồi nợ của VAMC chiếm 63% tổng số thu hồi nợ lũy kế từ khi thành lập đến 31/12/2020. Trong đó, năm 2020, VAMC đã xử lý/phối hợp với tổ chức tín dụng xử lý trên 46 nghìn tỷ đồng, thu hồi nợ từ trái phiếu đặc biệt trên 14 nghìn tỷ đồng.
Tác giả: An Thơ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy