Báo cáo tại phiên họp thường kỳ Chính phủ tháng 5/2022, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, vốn ngân sách năm 2022 ước thanh toán đến 31/5/2022 là trên 115.922 tỷ đồng, đạt 22,37% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, tăng nhẹ so với cùng kỳ năm 2021 (cùng kỳ năm 2021 đạt 22,12% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).
Trong đó, vốn trong nước là 113.744,63 tỷ đồng, đạt 23,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao; vốn ngoài nước là 2.177,83 tỷ đồng, đạt 6,26% kế hoạch).
Kết quả giải ngân này tuy có cải thiện song vẫn còn chưa đạt như kỳ vọng. Liên quan đến tỷ lệ giải ngân này, cách đây ít hôm, khi báo cáo các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng cho biết, phải nhìn vào thực tế là tỷ lệ giải ngân thường tăng dần vào thời điểm cuối năm và cuối kỳ kế hoạch, và điều này đang có xu hướng trở thành quy luật, để nhận định giải ngân nhanh hay chậm.
Thực tế, trong giai đoạn 2017-2022, giải ngân của 5 tháng thường đạt trong khoảng từ 22 đến 26% kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ giao. Trong đó, thấp nhất là năm 2021 - đạt 22,12%, cao nhất là năm 2019 - đạt 26,4%. Như vậy, giải ngân của 5 tháng năm 2022 vẫn ở mức như xu hướng những năm gần đây.
Tuy nhiên, báo cáo Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, sau 5 tháng, mới có 5 bộ, cơ quan trung ương và 10 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt trên 30%. Trong khi đó, vẫn còn 41/51 bộ, cơ quan trung ương và 18/63 địa phương có tỷ lệ giải ngân đạt dưới 20%.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, nguyên nhân giải ngân chậm theo báo cáo của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương là rất đa dạng, gắn với từng loại hình dự án.
Trong khi đó, các dự án mua sắm trang thiết bị theo hợp đồng là thanh toán vào cuối năm; các dự án chuyển tiếp đang thi công, cần có khối lượng mới giải ngân được (thông thường những tháng đầu năm các dự án thi công để lấy khối lượng thanh toán cho phần đã tạm ứng vào cuối năm 2021).
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, tính đến ngày 31/5/2022, tổng số vốn các bộ, cơ quan trung ương và địa phương đã có quyết định giao chi tiết cho các dự án đủ thủ tục đầu tư, đủ điều kiện giải ngân trong năm 2022 là 481.233,131 tỷ đồng, đạt 92,9% so với số vốn Thủ tướng Chính phủ đã giao.
Như vậy, số vốn ngân sách nhà nước mà các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chưa phân bổ chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án vẫn còn trên 36.872 tỷ đồng, bằng 7,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong số vốn ngân sách trung ương còn lại chưa phân bổ đến nay, Bộ Giao thông - Vận tải chiếm tỷ trọng lớn nhất (4.401,345 tỷ đồng) và số vốn này dự kiến bố trí cho Dự án quan trọng quốc gia, dự án cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021-2025.
Tác giả: PV
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy