Đáng chú ý, sau 7 tháng, vẫn còn một số bộ, cơ quan trung ương có tỷ lệ giải ngân 0%.
Bộ Tài chính cho biết, lũy kế thanh toán vốn đầu tư công từ đầu năm đến ngày 30/6/2024 là 188.406,3 tỷ đồng, đạt 26,15% kế hoạch (720.377,8 tỷ đồng), đạt 28,15% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Trong đó, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là 4.490,22 tỷ đồng (đạt 73,28% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) là 8.638,3 tỷ đồng, đạt 31,74% kế hoạch.
Vẫn còn một số bộ, cơ quan trung ương giải ngân 0 đồng sau 7 tháng (Ảnh minh họa: KT)
Ước thanh toán từ đầu năm đến ngày 31/7 là 232.091,4 tỷ đồng, đạt 32,22% tổng kế hoạch, đạt 34,68% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023 (35,49% tổng kế hoạch và đạt 37,85% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).
Trong đó, Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội là 4.685,13 tỷ đồng (đạt 76,46 kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao), CTMTQG là 11.840,8 tỷ đồng, đạt 43,5% kế hoạch.
Nhận xét tình hình giải ngân kế hoạch vốn, Bộ Tài chính cho biết, trong 7 tháng qua, có 11/44 bộ, cơ quan trung ương và 38/63 địa phương có tỷ lệ ước giải ngân đạt trên mức bình quân chung của cả nước.
Một số bộ, cơ quan trung ương và địa phương có tỷ lệ giải ngân tốt gồm: Đài Truyền hình Việt Nam (100%), Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (53,95%), Bộ Giao thông vận tải (50,83%), Bộ Xây dựng (47,91%), Thanh Hóa (58,45%), Hòa Bình (56,79%), Long An (52,22%).
Tuy nhiên, 33/44 bộ, cơ quan trung ương và 25/63 địa phương giải ngân thấp hơn bình quân chung của cả nước. Đặc biệt, có một số bộ, cơ quan trung ương giải ngân rất thấp hoặc có tỷ lệ giải ngân 0% như: Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Nguyên nhân là do chưa phân bổ kế hoạch vốn. Một số bộ, cơ quan trung ương giải ngân rất thấp như: Ủy ban Dân tộc (1,12%), Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh (1,43%), Đại học Quốc gia Hà Nội (2,96%)….
Một số địa phương có tỷ lệ giải ngân dưới 20% như: TPHCM (14,31%), Phú Yên (16,27%), Bắc Ninh (16,08%), Hải Dương (18,36%).
Theo Bộ Tài chính, việc một số địa phương kế hoạch lớn (TPHCM được giao 79.263,78 tỷ đồng, chiếm 11,8% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao cả nước, TP Hà Nội được giao 81.033 tỷ đồng, chiếm 12,1% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao cả nước) nhưng tỷ lệ giải ngân không cao nên ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ giải ngân chung của cả nước.
Đánh giá về những khó khăn, vướng mắc gây ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, Bộ Tài chính cho hay, theo báo cáo các vướng mắc chủ yếu liên quan đến cơ chế chính sách; nhiều bộ, ngành, địa phương chưa phân bổ chi tiết cho các dự án nên không thể giải ngân... nên đề nghị các bộ, cơ quan trung ương và địa phương thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Tác giả: Diệp Diệp
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy