Vàng miếng được giới thiệu tại sàn giao dịch vàng ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Kể từ năm 2017, vàng thường giảm giá vào mỗi tháng Chín. Trong khoảng thời gian đó, mức giảm trung bình trong tháng Chín là 3,2%, đây thường được xem là tháng tồi tệ nhất trong năm. Tháng Chín cũng thường là tháng tồi tệ nhất đối với chứng khoán Mỹ, với chỉ số S&P 500 giảm trung bình hơn 1,5% trong thập kỷ qua.
Một lý do có thể giải thích cho sự suy yếu của vàng là các nhà giao dịch mua vàng để phòng ngừa rủi ro trong mùa Hè, sau đó bán vàng vào tháng Chín khi trở lại làm việc. Bên cạnh đó, tháng Chín thường là tháng mạnh nhất của đồng USD; điều này có nghĩa là các nhà giao dịch sử dụng các loại tiền tệ khác có thể mua ít vàng hơn với số tiền của họ. Mặc dù vàng thường giảm giá vào tháng Chín, nhưng xu hướng này không phải là tuyệt đối.
Từ đầu năm 2024 đến nay, giá vàng đã tăng 22%, bao gồm cả mức tăng 8% kể từ tháng 7/2024. Giá vàng đã được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố, bao gồm việc mua vàng của các ngân hàng trung ương, nhu cầu vàng như tài sản trú ẩn an toàn và nhu cầu vàng vật chất trên thị trường giao dịch trực tiếp.
Giá vàng cũng tăng do kỳ vọng Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) sẽ bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ trong tháng 9/2024. Chủ tịch Fed Jerome Powell tuần trước cho biết "đã đến lúc" hạ lãi suất, nhưng tốc độ và quy mô của việc cắt giảm có thể là yếu tố then chốt để xác định liệu vàng có duy trì đà tăng hay không. Mặc dù có rủi ro điều chỉnh ngắn hạn, nhưng nhìn chung sự lạc quan đối với vàng vẫn còn nguyên vẹn, được hỗ trợ bởi nhiều yếu tố trong môi trường kinh tế toàn cầu bất ổn.
Thị trường vàng đang trải qua giai đoạn củng cố sau khi đạt mức cao kỷ lục là 2.532 USD/ounce. Hiện tại, kim loại quý đang giao dịch trong một phạm vi hẹp, với kháng cự trên mức 2.525 USD/ounce và hỗ trợ gần mức 2.500 USD/ounce.
Theo nhà phân tích cao cấp Krishan Gopaul tại Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), các ngân hàng trung ương đã tăng gấp đôi mua ròng vàng lên 37 tấn trong tháng 7/2024 và nhu cầu dự kiến sẽ tiếp tục mạnh mẽ trong những tháng tới, ngay cả khi giá vàng thiết lập mức cao kỷ lục mới.
Ngân hàng Quốc gia Ba Lan là ngân hàng mua lớn nhất trong tháng 7/2024, khi mua thêm tới 14 tấn, đồng thời ghi nhận mức tăng hàng tháng lớn nhất kể từ tháng 11/2023. Con số này đã nâng lượng vàng mua vào của quốc gia lên 392 tấn, tương đương 15% tổng dự trữ.
Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ đã tăng dự trữ vàng thêm 5 tấn vào tháng 7/2024, nâng tổng lượng vàng mua ròng lên 43 tấn trong năm 2024 và nâng tổng dự trữ lên 846 tấn.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy