Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn III là dự án turbine khí chu trình hỗn hợp nhằm cung cấp nguồn điện ổn định cho khu vực miền Nam nói riêng và hệ thống điện quốc gia nói chung. Địa điểm dự án đặt tại phường Phước Thới, quận Ô Môn, TP. Cần Thơ.
Theo Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi của EVN đang trình UBND TP. Cần Thơ xin chấp thuận chủ trương đầu tư, thời gian thực hiện dự án đến năm 2027.
Vốn đầu tư sau thuế dự kiến là 27.596 tỷ đồng, tương đương 1,19 tỷ USD. Trong đó vốn vay ODA (70% tổng mức đầu tư trước thuế) là 17.670 tỷ đồng, tương đương vốn vay nguyên tệ: 86,617 triệu Yên, quy đổi ra USD là 762,29 triệu USD. Vốn đối ứng là 9.926 tỷ đồng (bao gồm VAT), tương đương 428,2 triệu USD.
Nhiệt điện khí là xu thế hiện nay vì thân thiện với môi trường. Ảnh minh họa: Lương Bằng
Theo báo cáo của EVN, hiện nay cơ chế tài chính trong nước của dự án vay vốn ODA bao gồm 2 trường hợp là Cơ chế cho vay lại chịu rủi ro tín dụng và Cơ chế cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng.
Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp cũng đưa ra 2 phương án vay vốn để các bộ ngành xem xét.
Phương án 1, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính xem xét, kiến nghị cấp có thẩm quyền về việc cho phép áp dụng cơ chế tài chính trong nước cho Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn III là cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng như đề xuất của EVN.
Phương án 2: Trường hợp xét thấy chưa đủ căn cứ hoặc việc thực hiện trình tự, thủ tục pháp lý để áp dụng quy định tại khoản 2 Điều 35 Luật Quản lý nợ công đối với Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn III không đáp ứng tiến độ của dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn III nói riêng cũng như Chuỗi dự án khí - điện Lô B nói chung, xem xét áp dụng cơ chế tài chính trong nước là cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng.
Dự án nhà máy nhiệt điện Ô Môn III đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục vay vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ Nhật Bản năm 2012 tại văn bản 4451/VPCP-QHQT ngày 19/6/2012. Theo đó, EVN là chủ đầu tư đồng thời là chủ thể Hợp đồng vay lại vốn ODA.
Các điều kiện vay cụ thể áp dụng đối với các khoản vay tiếp theo sẽ được JICA thông báo căn cứ khung điều kiện vay ODA quyết định bởi Chính phủ Nhật Bản, được thông báo trên trang thông tin điện tử của JICA cho từng thời kỳ và kết quả thẩm định dự án trên cơ sở Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi và kết quả đàm phán Hiệp định vay giữa JICA và Bộ Tài chính.
Theo quy định mới nhất của Chính phủ Nhật Bản về khung điều kiện vay ODA có hiệu lực từ 01/4/2020 được công bố trên trang thông tin điện từ chính thức của JICA, điều kiện vay áp dụng đối với khoản vay ODA tiêu chuẩn cho Việt Nam như sau: lãi suất vay 1,15%/năm; thời gian vay 30 năm bao gồm 10 năm ân hạn.
Ngày 9/9/2021, Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam có Công hàm gửi Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan phía Việt Nam nêu rõ Công hàm trao đổi đã ký ngày 22/3/2013 hiện vẫn còn hiệu lực và Chính phủ Nhật Bản mong muốn tiếp tục cung cấp vốn vay ODA bằng đồng Yên cho Dự án Nhà máy nhiệt điện Ô Môn III.
Tác giả: Lương Bằng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy