Tin liên quan
Theo thông tin từ Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), Tổng công ty này được Bộ Giao thông vận tải giao làm chủ đầu tư 5 dự án đường cao tốc có tổng chiều dài 540 Km, tổng mức đầu tư 125.572 tỷ đồng.
Tái cơ cấu cổ phần hóa Tổng công ty ĐTPT đường cao tốc Việt Nam
Với 5 dự án đó, vốn ngân sách Nhà nước tham gia đầu tư trực tiếp vào dự án 71.555 tỷ đồng (chiếm 57%); VEC tự huy động 54.000 tỷ đồng (chiếm 43%) từ nguồn vốn phát hành trái phiếu công trình, vốn vay vay thương mại (OCR) của ADB và Ngân hàng Tái thiết và Phát triển (IBRD) thuộc WB.
Tính đến thời điểm này, VEC đã đưa vào khai thác, thu phí các tuyến cao tốc như: Cầu Giẽ - Ninh Bình; Nội Bài – Lào Cai và một phần tuyến cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây với tổng chiều dài 320 km. Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2018, VEC sẽ lần lượt đưa vào khai thác phần còn lại của tuyến cao tốc Tp.HCM – Long Thành – Dầu Giây (2015); Đà Nẵng – Quảng Ngãi (2017) và Bến Lức – Long Thành (2018).
Các tuyến đường cao tốc do VEC vận hành khai thác, thu phí đều đang phát huy hiệu quả tốt và góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng của đất nước và các địa phương có tuyến đường đi qua.
Theo VEC, từ giữa năm 2012 tới nay, VEC đã phục vụ hơn 22 triệu lượt xe cơ giới (bình quân mỗi ngày khoảng 40.000 lượt xe) với tốc độ tăng trưởng lưu lượng sát với dự báo, giúp Tổng công ty có dòng doanh thu thu phí ổn định, phục vụ công tác bảo trì; trả lãi và nợ gốc đúng như cam kết.
VEC cho biết, đã thực hiện nghiêm túc chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 2072/QĐ-TTg ngày 08/11/2013 về việc tái cơ cấu nguồn vốn đầu tư 05 dự án cao tốc của VEC và chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ GTVT tại thông báo số 947/TB-BGTVT ngày 15/9/2014, đến nay VEC đang khẩn trương hoàn thiện Đề án tái cơ cấu tổng thể mô hình tổ chức và hoạt động gắn với đổi mới phương thức quản lý tài chính và cơ chế quản lý dự án của Tổng công ty sau tái cơ cấu.
“VEC đang xây dựng phương án cổ phần hóa Tổng công ty song song với việc xây dựng phương án thành lập các Công ty cổ phần Dự án, phương án chuyển nhượng quyền thu phí để kêu gọi các Nhà đầu tư tham gia. Đây là một chủ trương mới, chưa từng có tiền lệ nhưng nếu thực hiện thành công sẽ góp phần giảm áp lực đầu tư công và vốn đầu tư từ NSNN; giúp VEC sớm thu hồi vốn, để có nguồn lực đầu tư triển khai các tuyến đường cao tốc khác đã được Chính phủ, Bộ Giao thông vận tải phê duyệt”, VEC lý giải.
Hiện tại, VEC đang phối hợp với các cơ quan chức năng của Bộ Giao thông vận tải rà soát, nghiên cứu các cơ sở pháp lý cho việc triển khai chủ trương nêu trên và tiến hành thăm dò nhu cầu thị trường, bên cạnh đó, tính toán các phương án hợp lý nhất để kêu gọi các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia góp vốn phù hợp với các quy định của pháp luật và nhu cầu huy động vốn của Tổng công ty.
Do các dự án đường cao tốc đều thuộc hệ thống đường bộ cao tốc Quốc gia, nên việc cổ phần hóa hoặc chuyển nhượng, bán quyền thu phí sẽ gặp nhiều khó khăn về cơ chế chính sách cũng như tính pháp lý. Nên sau khi xây dựng xong Đề án, VEC sẽ báo cáo Bộ Giao thông vận tải xin ý kiến của các bộ, ngành liên quan trước khi trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, tạo cơ sở pháp lý để có thể triển khai trong thời gian sớm nhất.
Kiều Chinh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy