Dòng sự kiện:
VEPR: Giải pháp hội nhập liệu đã thực tế?
01/06/2015 15:37:25
ANTT.VN – Với những lo ngại xung quanh vấn đề hội nhập của Việt Nam trong những năm sắp tới, đặc biệt là những bất ổn liên quan đến địa chính trị của Việt Nam vào cuối năm 2014, viện nghiên cứu Kinh Tế và Chính Sách (VEPR) đề xuất giải pháp thành lập một khối hợp tác kinh tế biển xuyên Á giữa các nền kinh tế Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương mang tên PAMEC với mục đích hợp tác vì thịnh vượng và an ninh chung.

Tin liên quan

Đề xuất này được TS. Nguyễn Đức Thành – viện trưởng viện nghiên cứu kinh tế và chính sách VEPR trình bày trong buổi hội thảo về báo cáo thường niên kinh tế Việt Nam 2015 hôm 28/5 vừa rồi.

TS. Nguyễn Đức Thành cho rằng đây là một giải pháp dài hạn nhằm xây dựng một hệ thống hạ tầng trên biển chất lượng cao, kết nối các nền kinh tế lớn nhỏ trong khu vực, tạo ra một môi trường hài hoà lợi ích cho các bên tham gia cũng như an ninh khu vực biển. Bên cạnh đó, giải pháp này cũng thể hiện sự đổi mới trong tư duy hội nhập của Việt Nam, tạo ra một “sân chơi” riêng mà chúng ta là những người chủ động tổ chức.

Giải pháp của VEPR nhận được nhiều ý kiến trái chiều đến từ hội đồng phản biện cũng như những chuyên gia tham dự hội thảo.

TS. Lê Đăng Doanh

Nằm trong hội đồng phản biện, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, đề xuất này cần phải có thêm thời gian để hoàn thiện bởi những lý do sau: Thứ nhất, xem xét trên bình diện quốc tế, Trung Quốc và Hoa Kỳ đều có những  khối liên kết thương mại lớn nh do chính họ khởi xướng và gây dựng, vậy nếu Việt Nam cũng đứng ra tổ chức, kêu gọi các nước để thành lập một khối hợp tác thương mại như thế thì chúng ta có “sức nặng” gì để đứng ra. Thứ hai, trong nền kinh tế thị trường, sự hợp tác phải đem đến thắng lợi cho cả 2 bên (win-win), vậy thì giải pháp chúng ta đề ra sẽ đem lại lợi ích gì cho chúng ta và cho những nước tham gia? Đó là câu hỏi mà TS. Lê Đăng Doanh đã đặt ra cho giải pháp mà VEPR đề xuất.

TS.Cao Viết Sinh

Đồng tình với quan điểm của TS.Lê Đăng Doanh, TS. Cao Viết Sinh Nguyên thứ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư, thành viên hội đồng tư vấn cho thủ tướng cũng cho rằng giải pháp này cũng chưa thực sự hợp lý, bởi vì tiềm lực của chúng ta chưa đủ mạnh để có thể đứng ra thành lập một khối hiệp định thương mại như vậy. Hơn nữa, những xung đột, tranh chấp trên vùng biển đảo còn chưa được giải quyết thì một hiệp định hợp tác thương mại về kinh tế biển là điều không thể.

Dù có nhiều vấn đề cần phải làm rõ song hầu hết các chuyên gia đều đánh giá cao nỗ lực của nhóm tác giả trong việc tìm kiếm giải pháp cho bài toán hội nhập ở Việt Nam.

Giáo Sư Lê Văn Sang tỏ ra rất hứng thú với giải pháp trên, ông cho rằng đây là một ý tưởng khá hay mà ông dự định sẽ đề xuất tại hội nghị liên ngành tiến tới APEC sắp tới đây. Ông cũng đề nghị một sự hợp tác để hoàn thiện hơn giải pháp trên của VEPR.

Vì thế, giải pháp mà VEPR vẫn còn khá nhiều vấn đề cần phải làm sáng tỏ nếu không muốn trở thành một đề xuất chỉ trên giấy tờ.

N.M
 

Theo: ANTT/NĐT
Thích và chia sẻ bài viết này :
Tags :
Tin liên quan
Mọi góp ý tin bài cho chúng tôi vui lòng gửi vào email: antt.toasoan@gmail.com
Đang phổ biến