Chính phủ vừa ban hành Nghị định 88 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng với các vấn đề về quản lý, sử dụng giấy phép, về tổ chức quản trị, điều hành, về cổ phần, cổ phiếu, vốn góp, về huy động vốn và phí cung ứng… Mức phạt tiền tối đa với hành vi vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng đối với cá nhân là 1 tỷ đồng và tổ chức vi phạm là 2 tỷ đồng. Đồng thời, đối tượng vi phạm sẽ bị buộc khắc phục hậu quả như thoái vốn tại các công ty con, liên kết, bán số cổ phần vi phạm, thu hồi, hòan, trả tài sản…
Hành vi sở hữu cổ phần vượt tỷ lệ quy định (cá nhân không được sở hữu trên 5% tại một ngân hàng, tổ chức không được sở hữu quá 15% và nhóm cổ đông liên quan không được vượt quá 20% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng) sẽ bị phạt 100-150 triệu đồng và phải bán chuyển nhượng cổ phần vượt quá giới hạn.
Các cá nhân trong thời gian đảm nhiệm chức vụ tại tổ chức tín dụng sẽ bị phạt 150-200 triệu đồng với hành vi vi phạm quy định về chào bán, chuyển nhượng cổ phần, phạt 250-300 triệu đồng với hành vị chuyển nhượng cổ phần trong thời gian xử lý hậu quả theo nghị quyết của đại hội đồng cổ đông. Với hành vi vi phạm về giới hạn góp vốn, mua cổ phần của ngân hàng thương mại và các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại, doanh nghiệp trong lĩnh vực quy định… bị phạt 250-300 triệu đồng.
Tổng mức góp vốn, mua cổ phần của một ngân hàng thương mại vào các doanh nghiệp, kể cả các công ty con, công ty liên kết của ngân hàng thương mại đó không được vượt quá 40% vốn điều lệ và quỹ dự trữ của ngân hàng thương mại.
Với tổ chức tín dụng, phạt 40-50 triệu đồng với các hành vi cấp tín dụng không có hợp đồng hoặc thỏa thuận văn bản, cấp tín dụng đối với tổ chức, cá nhân không đủ điều kiện cho vay… Với hành vi vi phạm giới hạn cấp tín dụng và cấp tín dụng dưới hình thức khác khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bị phạt 80-120 triệu đồng. Đồng thời, quy định phạt 250-300 triệu đồng với các hành vi cấp tín dụng đối với tổ chức, cá nhân là thành viên HĐQT, BKS, người có liên quan đến thành viên HĐQT, BKS, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc…
- 1. Giải cứu doanh nghiệp bất động sản nhìn từ Trung Quốc
- 2. Xung đột quỹ bảo trì chung cư tại Hà Nội: Để 'thân lừa không ưa nặng'
- 3. Gỡ xung đột quỹ bảo trì chung cư ở Hà Nội: 'Góc khuất' tranh chấp
- 4. Dự án The Grand HaNoi ở 22 – 24 Hàng Bài thi công làm nứt nhà dân
- 5. Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua
- Cựu Giám đốc Viện Tim Hà Nội 'phối hợp ngầm' với doanh nghiệp như thế nào?
- Tín hiệu kỳ vọng khởi sắc hơn cho thị trường chứng khoán năm Quý Mão 2023
- 'Ông lớn' đầu ngành, nơi lãi đậm, chỗ thua lỗ nặng năm 2022
- Indonesia bước vào giai đoạn chuyển tiếp từ đại dịch COVID-19 sang bệnh đặc hữu
- Lợi nhuận quý IV/2022 Cao su Phước Hoà tăng đột biến nhờ tiền đền bù