Theo Quyết định xử phạt, Nhiệt điện Hải Phòng đã có hành vi kê khai sai thuế thu nhập doanh nghiệp theo kết luận của Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VI, vi phạm tại điều 142 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019.
Do vậy, Nhiệt điện Hải Phòng sẽ bị truy thu và xử phạt vi phạm hành chính là 1,784 tỷ đồng.
Vi phạm về thuế, Nhiệt điện Hải Phòng bị truy thu và xử phạt gần 1,8 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, năm 2002, thành lập Công ty cổ phần có vốn của doanh nghiệp Nhà nước để đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng. Cụ thể, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng được thành lập ngày 17/9/2002 để đầu tư Dự án Nhà máy Nhiệt điện Hải Phòng.
Trong năm 2011 nhà máy 1 đã đi vào vận hành thương mại, năm 2013, nhà máy 2 tiếp tục đi vào hoạt động, tổng công suất của Nhiệt điện Hải Phòng lên tới 1.200 MW, sản lượng điện sản xuất hàng năm ước tính trên 7,2 tỷ KWh.
Tính tới 30/6/2022, Nhiệt điện Hải Phòng có hai cổ đông lớn là Tổng Công ty Phát điện 2 – CTCP sở hữu 51% vốn điều lệ; CTCP Nhiệt điện Phả Lại (mã PPC – sàn HoSE) sở hữu 25,97% vốn điều lệ và còn lại 23,03% vốn điều lệ thuộc về nhóm cổ đông nhỏ sở hữu dưới 5% vốn điều lệ.
Về tình hình kinh doanh, quý 3/2022, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 3.069 tỷ đồng, tăng 40%, lợi nhuận sau thuế đạt hơn 40,5 tỷ đồng, gấp 6,6 lần quý III năm 2021.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, Nhiệt điện Hải Phòng ghi nhận doanh thu đạt 8.273 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 608 tỷ đồng, lần lượt tăng 22% và 215% so với cùng kỳ. Lãi ròng thu về 578 tỷ đồng, gấp 3 lần 9 tháng đầu năm ngoái.
Với kết quả đạt được, công ty đã thực hiện được 78% kế hoạch doanh thu và hoàn thành mục tiêu lợi nhuận cả năm đề ra.
Tại ngày 30/9, tổng tài sản của Nhiệt điện Hải Phòng ở mức 9.279 tỷ đồng, tăng gần 580 tỷ so với đầu năm. Trong đó, các khoản phải thu ngắn hạn là 3.660 tỷ, tăng 1.894 tỷ đồng và chiếm hơn 39% tổng tài sản, phần lớn là các khoản phải thu ngắn hạn của khách hàng.
Nợ phải trả của Nhiệt điện Hải Phòng tăng 18% lên 2.930 tỷ đồng tính tới cuối quý III, phần lớn do chi phí phải trả ngắn hạn và phải trả ngắn hạn khác tăng. Trong đó, nợ đi vay cả ngắn và dài hạn giảm 19% xuống 1.588 tỷ. Vốn chủ sở hữu tại cuối kỳ 6.249 tỷ bao gồm 578 tỷ lợi nhuận chưa phân phối.
Trên thị trường chứng khoán, đóng cửa phiên giao dịch ngày 12/1, cổ phiếu HND đóng cửa giá tham chiếu 13.400 đồng/cổ phiếu.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Bảng giá chữ ký số giá rẻ cho doanh nghiệp
- Máy phát điện công nghiệp https://www.mayphatdiencongnghiep.info/
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy