Có hay không việc Lương làm “sếp”?
Đó là lời khai của hai bác sỹ Phạm Thị Huyền và Nguyễn Mạnh Linh, hai đồng nghiệp của bác sỹ Lương tại đơn nguyên thận nhân tạo, BVĐK tỉnh Hòa Bình.
Theo lời khai của bác sỹ Huyền, nhiệm vụ của bác sỹ Huyền là “thăm khám bệnh cho bệnh nhân, sau đó xin ý kiến của bác sỹ Lương về việc cho y lệnh lọc máu với từng người”.
Bác sỹ Huyền khai “do bác sỹ Lương là người có kinh nghiệm trong đơn nguyên và được trưởng khoa Hoàng Đình Khiếu, phó khoa Hoàng Công Tình phân công phụ trách điều trị.” “Bác sỹ Lương là người được giao nhiệm vụ quản lý chung tại đơn nguyên, phụ trách về chuyên môn và phụ trách trực tiếp bác sỹ Huyền và bác sỹ Linh, là người ra y lệnh cuối cùng của mỗi ca chạy thận nhân tạo”.
Còn tại lời khai của bác sỹ Nguyễn Mạnh Linh, sáng 29/5/2017 (ngày xảy ra sự cố y khoa làm 9 người chết), sau khi tiến hành thăm khám bệnh xong, bác sỹ Linh báo cáo với bác sỹ Lương về tình hình bệnh nhân và được bác sỹ Lương yêu cầu ra y lệnh cho các bệnh nhân tại buồng số 2.
Đối chất với hai lời khai trên, Hoàng Công Lương phủ nhận cả hai lời khai của đồng nghiệp. HĐXX hỏi bị cáo “có thù oán gì với bác sỹ Huyền và bác sỹ Linh hay không?”, Hoàng Công Lương trả lời “không có thù oán gì”.
Câu hỏi bác sỹ Hoàng Công Lương có đúng là được phân công phụ trách đơn nguyên thận nhân tạo hay không vẫn đang gây tranh cãi trong suốt 4 ngày xét xử vừa qua. Bị cáo Lương một mực phủ nhận việc mình được phân công phụ trách đơn nguyên, và chỉ làm nhiệm vụ chuyên môn thuần túy.
Các luật sư bào chữa cho bị cáo cũng tung một loạt lý lẽ để chứng minh thân chủ của mình không phụ trách đơn nguyên thận nhân tạo, nên càng không có trách nhiệm gì về sự cố y khoa gây nên cái chết của 9 bệnh nhân chạy thận.
Ông Hoàng Đình Khiếu, Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình thì khẳng định có phân công bác sỹ Lương phụ trách đơn nguyên thận nhân tạo. Việc phân công này tuy không có văn bản chính thức nhưng cũng đã được công bố tại cuộc họp giao ban của khoa Hồi sức tích cực và mọi người đều biết việc này. Tại thời điểm xảy ra sự cố, ông Khiếu là PGĐ kiêm Trưởng khoa Hồi sức tích cực (đơn nguyên thận nhân tạo thuộc khoa Hồi sức tích cực).
Ông Hoàng Đình Khiếu, Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình.
“Tôi chưa thấy trong phòng Tổ chức có quyết định đấy (Quyết định phân công bác sỹ Lương – PV), nên tôi không nắm được. Khi quyết định một vấn đề về nhân sự phải có đề nghị của Trưởng khoa gửi qua Đảng ủy và Ban giám đốc bệnh viện, sau đó lấy phiếu tín nhiệm, chứ không phải muốn là được”, ông Đỗ Đình Vận nói.Trong khi đó, ông Đỗ Đình Vận, Phó Giám đốc BVĐK tỉnh Hòa Bình, trong chiều 18/5 không khẳng định bác sỹ Lương là người phụ trách đơn nguyên thận nhân tạo nhưng cũng không phủ nhận.
Về chuyện phân công bằng… miệng, ông Đỗ Đình Vận cho biết: “Nếu tôi phân công bằng mồm thì tôi vẫn phải chịu, còn tôi không dám quy kết Trưởng khoa phải chịu trách nhiệm trong việc phân công bằng mồm này.”
Không phải ai cũng được ký Y lệnh độc lập
Cũng trong chiều ngày 18/5, HĐXX công bố một số bệnh án của bệnh nhân do hai bác sỹ Phạm Thị Huyền và Nguyễn Mạnh Linh trực tiếp điều trị, trong đó có chữ ký của bác sỹ Lương trên Y lệnh của bác sỹ Huyền và bác sỹ Linh. Trong khi đó, trên Y lệnh của Hoàng Công Lương lại không có chữ ký của hai bác sỹ này.
Sau khi được HĐXX cho xem một số y lệnh thuộc hồ sơ bệnh nhân nói trên, Hoàng Công Lương xác nhận đúng là chữ ký của mình. HĐXX đặt câu hỏi với bị cáo Lương vì sao trong các bệnh án do bị cáo ra y lệnh thì không có chữ ký của đồng nghiệp bên cạnh, trong khi bị cáo lại ký xác nhận vào Y lệnh của đồng nghiệp?
Với câu hỏi này, HĐXX muốn làm sáng tỏ việc có hay không việc Hoàng Công Lương là người phụ trách đơn nguyên thận nhân tạo, nên hai bác sỹ Huyền, Linh phải lấy chữ ký của Lương trong Y lệnh của mình.
Bị cáo Hoàng Công Lương (đứng giữa) và hai bị cáo còn lại trong vụ án.
Trước đó, có mặt tại phiên tòa với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, ông Hoàng Đình Khiếu đã đưa ra lời giải thích mang tính thuyết phục hơn về việc này.Trả lời HĐXX, Hoàng Công Lương khẳng định việc bị cáo ký chẳng qua là để “chia sẻ trách nhiệm với đồng nghiệp”. Đây là lần thứ hai tại phiên tòa, bị cáo Lương xác nhận điều này.
Theo giải thích của ông Khiếu, đơn nguyên thận nhân tạo có 3 bác sỹ Lương – Huyền – Linh và 11 điều dưỡng.
So với hai bác sỹ Huyền – Linh, bác sỹ Lương có bằng cấp cao hơn vì đã học xong chuyên khoa I; có thâm niên công tác lâu hơn. Đặc biệt, bác sỹ Lương có cái mà hai đồng nghiệp chưa có, đó là Giấy chứng nhân hành nghề đối với chuyên môn thận nhân tạo.
“Theo quy định của ngành y và của Bộ Y tế, chỉ những bác sỹ có Giấy chứng nhận hành nghề (đối với chuyên môn thận nhân tạo – PV) mới được phép ký Y lệnh độc lập. Trường hợp bác sỹ chưa có Giấy chứng nhận thì khi ra Y lệnh bắt buộc phải có cả chữ ký của bác sỹ đã được cấp Giấy chứng nhận (trong trường hợp này là chữ ký của bác sỹ Lương – PV)," Ông Hoàng Đình Khiếu giải thích với HĐXX.
Theo ông Khiếu, trong trường hợp bác sỹ chưa có Giấy chứng nhận hành nghề, dù có chuyên môn giỏi hơn nhưng khi ký Y lệnh cũng vẫn phải có chữ ký của bác sỹ đã có Giấy chứng nhận ở bên cạnh.
Theo Infonet
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy