Kể từ khi được hoàn thành vào năm 1869, kênh đào Suez đã thay đổi lịch sử vận tải đường biển quốc tế và trở thành nền tảng kinh tế toàn cầu. Nhưng con tàu khổng lồ vắt ngang kênh đào đã đặt ra một vấn đề lớn.
Hơn 10% hàng hóa thương mại toàn cầu đi qua kênh đào Suez. Sự cố tắc nghẽn có thể kéo dài hàng tuần. Các công nhân vẫn đang dọn cát và bùn ra khỏi con tàu Ever Given mắc cạn.
Theo CNN, việc giải cứu con tàu nặng 224.000 tấn, dài bằng chiều cao của tòa nhà Empire State, là một thách thức chưa từng có ngay cả trong lịch sử đầy biến cố của Suez.
Tàu chở hàng khổng lồ Ever Given của Đài Loan gặp sự cố và chắn ngang kênh đào Suez. Vị trí của tàu khiến giao thông từ cả hai phía của kênh đào Suez đều tắc nghẽn. Ảnh: Getty Images.
Vị trí chiến lược quan trọng
Tầm quan trọng của kênh đào Suez trước hết đến từ vị trí. Kênh đào cung cấp một lối đi tắt cho những con tàu đi qua cảng châu Âu - châu Mỹ đến những cảng phía nam châu Á, cảng phía đông châu Phi và châu Đại Dương.
Nếu không có Suez, các chuyến hàng sẽ phải vòng qua toàn bộ lục địa châu Phi, làm tăng chi phí và kéo dài thời gian di chuyển đáng kể.
Vào cuối thế kỉ XVIII, khi ở Ai Cập, Napoléon Bonaparte đã có ý định xây dựng một kênh đào nối giữa Biển Đỏ và Địa Trung Hải. Nhưng kế hoạch này của ông bị bỏ đi ngay sau những cuộc khảo sát đầu tiên. Bởi theo tính toán sai lầm của các kỹ sư thời bấy giờ, mực nước Biển Đỏ cao hơn Địa Trung Hải tới 10 m.
Vào khoảng năm 1854-1856, nhà ngoại giao người Pháp Ferdinand de Lesseps đã mở công ty kênh đào nhằm xây dựng kênh đào phục vụ cho đội thương thuyền, dựa theo thiết kế của kiến trúc sư người Australia Alois Negrelli. Sau đó, công ty được phát triển thành công ty kênh đào Suez năm 1858.
Công việc sửa chữa và xây mới kênh kéo dài gần 11 năm. Hầu hết công việc được tiến hành bởi những lao động khổ sai người Ai Cập. Theo ước tính, một lực lượng 30.000 người lao động luôn có mặt trên công trường và đến khi hoàn thành, gần 120.000 người đã bỏ mạng.
Kênh đào Suez đón gần 19.000 lượt tàu mỗi năm. Khoảng 1,17 triệu tấn hàng đã đi qua kênh đào này hồi năm 2020, chiếm khoảng 12% tổng thương mại đường biển. Ảnh: CNN.
Thời gian di chuyển tiết kiệm được nhờ kênh đào Suez gần như là vô giá. Chẳng hạn, một con tàu đi từ cảng Italy đến Ấn Độ sẽ cần vượt 4.400 hải lý, mất khoảng 9 ngày, khi di chuyển qua kênh đào Suez. Nhưng nếu đi bằng đường mũi Hảo Vọng với tốc độ tương tự, con tàu có thể cần tới 3 tuần và đi 10.500 hải lý.
Ngoài ra, không còn lựa chọn thay thế nào cho Suez. Bởi các khối đất liền đủ hẹp để giúp tạo một tuyến đường thủy nhân tạo khác nối châu Âu với châu Á - Thái Bình Dương.
Theo một tạp chí chuyên về ngành vận tải biển, kênh đào Suez có vị trí chiến lược quan trọng với gần 19.000 lượt tàu di chuyển qua mỗi năm.
Thiệt hại nghiêm trọng
"Công cuộc giải cứu Ever Given sẽ mất vài ngày đến vài tuần, tùy thuộc vào những gì có thể gặp phải", ông Peter Berdowski - CEO Boskalis, công ty chị em của công ty cứu hộ SMIT - tiết lộ.
Hôm 24/3, ông Peter Berdowski thừa nhận vị trí hiện tại của Ever Given khiến việc giải cứu trở nên khó khăn. "Với sức nặng của con tàu, chuyện kéo đi là không thể. Hãy quên điều đó đi", ông nói với báo giới Hà Lan.
Điều đó gây rắc rối nghiêm trọng đối với thương mại thế giới. Công ty bảo hiểm hàng hải Allianz cho biết các con tàu "phải đối mặt với những sai lệch tốn kém và kéo dài nếu kênh đào không được giải cứu sớm". Việc chuyển hướng qua cực nam của châu Phi sẽ khiến các con tàu mất thêm hai tuần di chuyển.
Tuy nhiên, theo các trang web giám sát giao thông hàng hải, một số tàu đã chọn đi vòng.
Các tàu bị chặn không thể đi qua kênh đào Suez phải đứng đợi ở hồ Great Bitter hôm 25/3. Ảnh: CNN.
Ngay cả trước khi Ever Given mắc cạn ở kênh đào Suez vào đầu tuần này, chuỗi cung ứng toàn cầu đã bị gián đoạn vì dịch Covid-19. Chi phí vận chuyển hàng hóa trên khắp thế giới leo dốc, gây ra tình trạng thiếu hụt từ xe đạp tập thể dục đến phô mai trong bối cảnh nhu cầu tăng cao.
Tính theo khối lượng, hơn 80% thương mại toàn cầu được vận chuyển bằng đường biển. Sự gián đoạn vì sự cố ở kênh đào Suez đang tăng thêm hàng tỷ USD vào chi phí chuỗi cung ứng.
Trên toàn cầu, chi phí trung bình để vận chuyển một container 12 m đã tăng từ 1.040 USD vào tháng 6/2020 lên 4.570 USD hôm 1/3, theo S&P Global Platts.
Hiện, vẫn chưa rõ mức độ ảnh hưởng của vụ tắc nghẽn tại kênh đào Suez đến người tiêu dùng. Tuy nhiên, trong một báo cáo được đưa ra hôm 26/3, các nhà phân tích của Commerzbank cho biết sự cố có thể khiến giá xăng dầu tăng cao hơn đáng kể đối với người tiêu dùng.
Tác giả: Thảo Cao
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy