Gói hỗ trợ theo Nghị quyết 68 (NQ68) của Chính phủ có nêu rõ, người sử dụng lao động sẽ được hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Theo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông, qua rà soát thì toàn tỉnh có khoảng 2.000 lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp đáp ứng các tiêu chí để được nhận hỗ trợ đào tạo nghề, nâng cao trình độ kỹ năng.
Tuy nhiên, đã hơn 4 tháng từ khi triển khai NQ 68, vẫn chưa có doanh nghiệp (người sử dụng lao động) nào của tỉnh Đắk Nông làm hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Nguyên nhân do trong thời gian dịch bệnh, các doanh nghiệp sử dụng 50% số lao động để duy trì sản xuất. Khi trở lại trạng thái bình thường, các doanh nghiệp huy động người lao động đến làm việc để sớm phục hồi sản xuất, phấn đấu đạt chỉ tiêu đã đặt ra từ đầu năm.
Chính vì vậy, doanh nghiệp không muốn hoặc không thể đưa người lao động đi đào tạo trong thời điểm này.
Nhiều doanh nghiệp tại Đắk Nông đã bắt tay vào sản xuất lại sau thời gian phòng, chống dịch Covid-19.
Ngoài ra, các doanh nghiệp tại Đắk Nông đều chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực chế biến nông lâm sản, phần lớn doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu phải thay đổi cơ cấu, công nghệ theo quy định.
Một số đơn vị sử dụng lao động khác lại có quy mô nhỏ, chủ yếu là hộ kinh doanh nên không ký kết hợp đồng lao động. Chính vì thế, nhiều người lao động không đóng bảo hiểm thất nghiệp - một trong những tiêu chí để được nhận hỗ trợ đào tạo nghề.
Theo một lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Nông, đào tạo lại nghề theo Nghị quyết 68 không hạn chế lĩnh vực nghề nghiệp, loại hình doanh nghiệp. Để hỗ trợ người sử dụng lao động và người lao động, Sở đã tiến hành tuyên truyền, rà soát nhu cầu cần đào tạo lại lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Ngoài ra, Sở LĐ-TB&XH cũng phối hợp với một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp để có kế hoạch, phương án đào tạo lại nghề cho lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
"Tới thời điểm hiện tại, chưa có người sử dụng lao động nào làm hồ sơ để nhận hỗ trợ đào tạo nghề theo tinh thần của Nghị quyết 68. Sở LĐ-TB&XH sẽ phối hợp với Trung tâm dịch vụ việc làm tỉnh triển khai cán bộ, xuống từng địa phương để điều tra, rà soát lại nhu cầu người lao động (gồm cả người lao động trở về quê tránh dịch). Sau khi có kết quả, chúng tôi sẽ phân luồng lao động, ai có nhu cầu đào tạo thì sẽ tổ chức đào tạo nghề", vị lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Nông thông tin.
Để được nhận hỗ trợ, doanh nghiệp (người sử dụng lao động) phải đáp ứng đủ các tiêu chí là đóng đủ Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) cho người lao động thuộc đối tượng tham gia BHTN từ đủ 12 tháng trở lên tính đến thời điểm đề nghị hỗ trợ; doanh nghiệp thay đổi cơ cấu, công nghệ theo quy định tại khoản 1 điều 42 Bộ Luật Lao động; có doanh thu của quý liền kề trước thời điểm đề nghị hỗ trợ giảm từ 10% trở lên so với cùng kỳ năm 2019 hoặc năm 2020… |
Tác giả: Đặng Dương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy