Theo các hãng tin Bloomberg, AFP, giá dầu từ tháng 2 đến tháng 3/2021 đã tăng rất mạnh, cả ở phiên giao ngay và giao kỳ hạn tương lai. Ngày 5/3, chốt phiên giao dịch tại London (Anh), giá dầu thô brent biển Bắc giao tháng 5 tăng 3,9% lên 69,36 USD/thùng.
Trong khi đó, giá dầu thô ngọt nhẹ Mỹ giao tháng 4/2021 tiếp tục tăng 0,8% trong phiên giao dịch đầu ngày 4/3 lên 61,74 USD/thùng.
Giá dầu thô thế giới tăng sốc, giá dầu thô xuất khẩu Việt Nam lại giảm và rẻ hơn so với cùng kỳ (ảnh minh họa).
Đà tăng của giá dầu đến thời điểm đầu tháng 3/2021 đã đạt hơn 25% so với thời điểm đầu năm do phần lớn nhu cầu năng lượng đang tăng lên khi kinh tế thế giới phục hồi. Trong khi đó, các nước thành viên OPEC vẫn duy trì cắt giảm sản lượng, chưa thay đổi phương án với tình hình mới.
Trong khi giá dầu thế giới tăng cao và biến động nhanh, giá dầu thô xuất khẩu của Việt Nam lại có chiều hướng ngược lại. Không chỉ giá xuất khẩu giảm mà sản lượng dầu thô xuất khẩu cũng bị cắt gần 50% so với cùng kỳ.
Cụ thể, theo báo cáo của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/2, Việt Nam xuất được hơn 354.700 tấn dầu thô, đạt kim ngạch hơn 153,8 triệu USD, tương đương khoảng 9,9 triệu đồng/tấn.
Nếu so về lượng, dầu thô xuất khẩu giảm chỉ bằng 50%. Theo số liệu của Hải quan, hết ngày 15/2/2020, Việt Nam xuất hơn 656 tấn dầu thô, kim ngạch ước đạt 324 triệu USD, giá xuất khẩu đạt hơn 11,3 triệu đồng/tấn.
Theo chuyên gia trong ngành, diễn biến tăng giá dầu thô chứng tỏ kỳ vọng tốt cho kinh tế toàn cầu trong hơn 1 năm bị phủ bóng đen dịch bệnh. Cơ hội cho các nước sản xuất dầu thô và các doanh nghiệp khai thác sau một năm vật lộn với khó khăn chưa từng thấy.
Hiện tại, các doanh nghiệp xuất khẩu dầu vẫn thực hiện các hợp đồng kỳ hạn, có doanh nghiệp xuất khẩu kỳ hạn quý 3, quý 4 của năm 2020 với mức giá thỏa thuận thấp hơn so với giá hiện tại. Đây là lý do giải thích tại sao dầu thô của Việt Nam vẫn xuất khẩu với giá thấp, thậm chí thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019, bởi thời điểm đó chưa có đại dịch Covid-19.
Về sản lượng giảm, các chuyên gia ngành dầu khí cũng lý giải, hiện cơ cấu thu ngân sách của Việt Nam không còn phụ thuộc vào kim ngạch xuất khẩu dầu thô. Trong khi đó, với biểu giá xuất khẩu dầu thô năm 2020, các doanh nghiệp đều phải giảm hoặc chỉ duy trì sản lượng đủ trong hợp đồng để tránh rơi vào cảnh "khai thác nhiều nhưng phải bù lỗ, trợ giá".
Hiện, Việt Nam xuất khẩu dầu thô lớn nhất sang Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan và một phần khai thác phục vụ các nhà máy lọc dầu trong nước như Dung Quất, Nghi Sơn. Việc giá dầu thô trên thị trường thế giới tăng lên là triển vọng tươi sáng của vắc xin cho kinh tế toàn cầu nói chung và Việt Nam nói riêng.
Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, giá dầu thế giới có duy trì đà tăng cao hay không phụ thuộc vào kết quả nhóm họp của các nước thành viên OPEC và các nước sản xuất dầu lớn trên thế giới.
Tác giả: An Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy