Đó là ý kiến được ông Nguyễn Xuân Thành, Giảng viên chính sách công, Đại học Fulbright Việt Nam, nêu tại hội thảo "Tái cơ cấu ngân hàng, làm sao đạt hiệu quả tối đa?", do Báo Tiền Phong tổ chức ngày 11-4, tại TP HCM.
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, quy mô khu vực ngân hàng thương mại hiện có 35 ngân hàng, trong đó có 5 ngân hàng 0 đồng, yếu kém và được kiểm soát đặc biệt. Nhiều ngân hàng tốt cho cạnh tranh, tốt cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng, tốt cho người gửi tiền nhưng cũng rất thách thức cho việc quản lý, bảo đảm hoạt động an toàn bởi trong lĩnh vực ngân hàng thì rủi ro, thất bại thị trường rất lớn.
Nhìn vào lịch sử tái cơ cấu những ngân hàng thương mại yếu kém từ năm 2011 đến nay, có các hình thức tái cơ cấu như: Sáp nhập, hợp nhất, tham gia của nhà đầu tư mới, chuyển giao bắt buộc.
Nguyên nhân ngân hàng cổ phần rơi vào tình trạng yếu kém, theo chuyên gia của Fulbright, do ngân hàng bị thao túng bởi một nhóm cổ đông nắm tỉ lệ sở hữu lớn để tạo sự kiểm soát chi phối thông qua cấu trúc sở hữu chéo. Cơ cấu sở hữu chéo giúp vô hiệu hóa các quy định về bảo đảm hoạt động an toàn…
Thực tế, chuyển giao bắt buộc để cơ cấu lại ngân hàng thương mại là một khái niệm đã có trong Luật Các tổ chức tín dụng từ năm 2017. Tuy nhiên, cuối năm 2024 mới được áp dụng lần đầu tiên trên thực tế.
Sáp nhập, hợp nhất, tham gia của nhà đầu tư mới, chuyển giao bắt buộc... là những phương án tái cơ cấu được ngành ngân hàng triển khai thời gian qua.
Luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc Công ty Luật ANVI, phân tích khi ngân hàng rơi vào tình trạng không bảo đảm các yêu cầu về an toàn và chất lượng hoạt động thì có thể bị áp dụng biện pháp can thiệp sớm. Nếu sau khi đã được can thiệp sớm mà vẫn không khắc phục được sẽ bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Sau một thời gian vẫn không khắc phục sẽ bị phá sản hoặc chuyển giao bắt buộc.
Với các ngân hàng đang trong quá trình tái cơ cấu, TS Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện nghiên cứu và phát triển Thị trường tài chính và bất động sản toàn cầu, thông tin sau khi luật sửa đổi Luật Các Tổ chức tín dụng ban hành năm 2024 thì diễn ra quá trình chuyển giao bắt buộc ngân hàng thương mại được kiểm soát đặc biệt.
Cụ thể, Ngân hàng Xây dựng được chuyển giao cho Vietcombank và đổi tên thành VCBNeo; Oceanbank chuyển giao cho MBBank đổi tên thành MBV; GPBank được giao cho VPBank thực hiện tái cơ cấu; DongA Bank được chuyển giao cho HDBank, đổi tên thành Vikki Bank. Ngoài 4 ngân hàng 0 đồng, còn SCB đang nằm trong diện kiểm soát đặc biệt.

Theo các chuyên gia, các ngân hàng cần minh bạch, công bố báo cáo tài chính rõ ràng
Để quá trình tái cơ cấu ngân hàng thương mại thành công, theo các chuyên gia, Ngân hàng Nhà nước cần đóng vai trò là "người cho vay cuối cùng" để bảo đảm thanh khoản và ngăn chặn rủi ro đổ vỡ mang tính hệ thống. Tái cơ cấu phải dùng nguồn lực tài chính thực từ nhà nước hoặc từ nhà đầu tư tư nhân mới đi cùng với thay đổi cấu trúc sở hữu theo hướng giảm sở hữu chéo…
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, cần một hệ thống thanh tra, giám sát mang tính hợp nhất cao hơn để phát hiện và ngăn chặn các hành vi không tuân thủ trên cả hoạt động ngân hàng và chứng khoán (tức là trên cả thị trường tiền tệ và thị trường vốn).
"Hiện nay, tất cả ngân hàng thương mại cổ phần nếu không niêm yết thì phải công bố báo cáo tài chính định kỳ, trừ các ngân hàng liên doanh nước ngoài thì không công bố. Tuy nhiên, có nhiều ngân hàng yếu kém cũng không công bố báo cáo tài chính. Các ngân hàng cần minh bạch, công bố báo cáo tài chính rõ ràng" – ông Nguyễn Xuân Thành nói.
Tác giả: Thái Phương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy