Báo lợi nhuận lỗ
Cụ thể, hết quý IV/2020, Saigonbank báo lỗ trước thuế hơn 56 tỷ đồng khi hầu hết mảng kinh doanh chủ chốt đi xuống theo báo cáo tài chính quý IV/2020 vừa được Saigonbank đưa ra. Lũy kế cả năm 2020, lợi nhuận Saigonbank đạt 121 tỷ đồng, giảm 33%.
Trong quý IV/2020, hầu hết mảng kinh doanh của ngân hàng đều cho thấy sự đi xuống. Cụ thể, thu nhập lãi thuần giảm gần 28%, xuống còn 144 tỷ đồng; lãi thuần từ hoạt động dịch vụ giảm gần 9%, mang về hơn 11 tỷ đồng; lãi thuần từ hoạt động kinh doanh khác giảm 34% với 22 tỷ đồng.
Hai mảng ghi nhận sự tăng trưởng là kinh doanh ngoại hối và thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần với mức lãi thuần đạt 8,7 tỷ đồng, tăng 61% và 1,2 tỷ đồng.
Tổng thu nhập của Saigonbank trong quý IV/2020 đạt 188 tỷ đồng, giảm gần 27%. Sau khi trừ chi phí hoạt động 112 tỷ đồng, giảm 27,4% so quý cùng kỳ, ngân hàng lãi thuần gần 76 tỷ đồng.
Tương tự, Ngân hàng Quốc dân (NCB) cũng báo lỗ gần 25 tỷ đồng trong quý IV/2020, lợi nhuận cả năm giảm 93%, đạt 3,7 tỷ đồng.
Cụ thể, thu nhập lãi thuần tăng 32,8% với 602 tỷ đồng, đóng góp hơn 85% tổng thu nhập hoạt động chung của ngân hàng.
Lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và chứng khoán đầu tư lần lượt mang về 16,1 tỷ đồng và 8,8 tỷ đồng, gấp hơn 3,2 lần và gần 2,3 lần so với năm 2019.
Ngoài ra, các hoạt động kinh doanh khác trong quý cuối năm 2020 của NCB cũng ghi nhận lãi thuần 8,2 tỷ đồng trong khi cùng kỳ 2019 lỗ 1,5 tỷ đồng.
Trong năm 2020, dịch vụ là hoạt động duy nhất của NCB ghi nhận sự sụt giảm về lãi thuần với chỉ 16,1 tỷ đồng, giảm 35,6% so với cùng kỳ năm trước đó.
Tổng thu nhập hoạt động của NCB năm 2020 đạt 707 tỷ đồng, tăng hơn 38,5%. Cùng với đó, nhờ cắt giảm 14,2% chi phí hoạt động, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt 485 tỷ đồng, tăng trưởng gần 93%.
Lũy kế cả năm vừa qua, NCB lãi trước thuế 3,7 tỷ đồng, giảm 93,3%. Sau khi trừ đi thuế, lợi nhuận của nhà băng này giảm xuống còn 1,2 tỷ đồng.
Một số nhà băng khác cũng giảm lãi mạnh trong quý IV/2020. Cụ thể, theo báo cáo tài chính quý IV/2020 vừa công bố, TPBank tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro 77%, nên lãi trước và sau thuế quý 4 giảm 7%, chỉ còn gần 1,365 tỷ đồng và gần 1.091 tỷ đồng.
Tính riêng trong quý IV/2020, TPBank cho biết do chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm mức tăng trưởng giảm so với cùng kỳ năm trước, thu nhập lãi thuần và thu từ dịch vụ đóng góp chủ yếu vào lợi nhuận của quý cuối năm.
Thu nhập lãi thuần tăng 39% trong quý này, đạt 2.088 tỷ đồng và lãi thuần từ dịch vụ tăng 10%, đạt 458 tỷ đồng, lãi từ mua bán chứng khoán đầu tư cũng tăng 51% so quý cùng kỳ năm 2019, đạt 131 tỷ đồng.
Đáng chú ý, hoạt động kinh doanh ngoại hối được đẩy mạnh, đem về khoản lãi gấp 14 lần cùng kỳ, ghi nhận gần 266 tỷ đồng.
Tuy nhiên, vẫn có hoạt động khác giảm tăng trưởng khi lãi giảm 50%, chỉ còn gần 332 tỷ đồng.
Tuy nhiên, trong kỳ, chi phí hoạt động tăng 48% và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng đến 77% so với cùng kỳ, do đó, lợi nhuận trước và sau thuế giảm 7%, chỉ còn gần 1.365 tỷ đồng và 1.091 tỷ đồng.
Lũy kế cả năm 2020, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng 37% so với năm trước, lên mức hơn 1.783 tỷ đồng, song lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cũng tăng 19%.
Do đó, lợi nhuận trước và sau thuế cả năm tăng 13%, ghi nhận gần 4.389 tỷ đồng và hơn 3.510 tỷ đồng. Nưng nếu so với kế hoạch lãi trước thuế 4.068 tỷ đồng năm 2020, TPBank đã vượt được 8% chỉ tiêu đề ra.
Do dự phòng tăng mạnh
Sở dĩ Saigonbank báo lỗ quý IV/2020, do phải trích lập dự phòng rủi ro tín dụng gần 132 tỷ đồng khiến ngân hàng lỗ trước thuế 56 tỷ đồng.
Tính đến 31/12/2020, tổng tài sản Saigonbank đạt gần 23.943 tỷ đồng, tăng 5% so với cuối năm trước. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 6,1% với 15.448 tỷ đồng. Số dư tiền gửi khách hàng tăng 16,3% đạt hơn 18.224 tỷ đồng.
Tuy nhiên, tổng nợ xấu của Saigonbank đến cuối năm 2020 lại giảm 21% so với đầu năm rồi, chỉ còn 223 tỷ đồng. Trong đó, tất cả phân loại nợ xấu đều giảm, kéo tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay từ 1.94% xuống còn 1.44%.
Nguyên nhân NCB lỗ 25 tỷ đồng trong quý IV/202 cũng do ngân hàng trích hơn 500 tỷ đồng cho các khoản xử lý theo đề án tái cấu trúc, dù hầu hết mảng hoạt động kinh doanh đều ghi nhận sự khởi sắc.
Tính đến 31/12/2020, tổng tài sản ngân hàng đạt gần 89.691 tỷ đồng, tăng 11,5% so với cuối năm trước. Trong đó, dư nợ cho vay khách hàng tăng 6,3% với 40.313 tỷ đồng. Số dư tiền gửi khách hàng tăng 22% đạt hơn 72.085 tỷ đồng.
Nhưng về chất lượng dư nợ, tổng nợ xấu nội bảng tính đến cuối năm 2020 đã giảm 16,6% xuống 609 tỷ đồng. Qua đó, kéo tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay từ 1,93% xuống 1,51%.
Trong khi đó, với Kienongbank nhờ bán tài sản thế chấp của khách hàng là cổ phiếu STB của Sacombank để thu hồi nợ, hoàn nhập dự phòng nên đã may mắn thoát lỗ trong quý IV/2020.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 4/2020 vừa công bố, lỗ thuần hoạt động kinh doanh của Kienlongbank gần 72 tỷ đồng.
Mặc dù kết quả kinh doanh của Kienlongbank có tăng trưởng so cùng kỳ như khi thu nhập lãi thuần tăng 40%; lãi từ dịch vụ tăng 26% và đặc biệt lãi từ chứng khoán đầu tư tăng đến 97%...
Tuy nhiên, chi phí hoạt động trong quý này của Kienlongbank ghi nhận gần 324 tỷ đồng, tăng 11% so cùng kỳ. Chi phí hoạt động tăng làm cho Ngân hàng lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh gần 72 tỷ đồng.
Nhưng nhờ được hoàn nhập chi phí dự phòng rủi ro gần 86 tỷ đồng trong quý 4/2020 nên Kienlongbank báo lãi trước và sau thuế quý 4 gần 14 tỷ đồng và gần 11 tỷ đồng kỳ này.
Phần lớn do Kienlongbank đẩy mạnh việc bán một phần cổ phiếu STB của Sacombank qua sàn chứng khoán để xử lý khoảng nợ của một khách hàng có tài sản thế chấp là lô cổ phiếu STB nên sớm được hoàn nhập dự phòng quý 4/2020.
Trong năm 2020, Kienlongbank đã 3 lần rao bán 176,4 triệu cổ phiếu STB để thu hồi nợ, nhưng bất thành khiến nợ xấu tăng, dự phòng lên mức cao.
Thế nhưng, sau khi bán cổ phiếu STB, dự phòng rủi ro của Kienlongbank được hoàn nhập đáng kể trong quý cuối năm 2020, giúp nhà băng này thoát lỗ.
Lũy kế cả năm 2020, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh Kienlongbank đạt 156 tỷ đồng, giảm 3% so với năm trước.
Tuy nhiên, nhờ khoản hoàn nhập dự phòng 2,4 tỷ đồng, Ngân hàng báo lãi trước và sau thuế hơn 158 tỷ đồng và hơn 126 tỷ đồng, tăng 84% và 87% so năm trước.
Nhưng so với kế hoạch 750 tỷ đồng lãi trước thuế được đề ra cho cả năm 2020, Kienlongbank chỉ mới thực hiện được 21% chỉ tiêu.
Tổng tài sản của Kienlongbank đến cuối năm 2020 tăng 12% so với đầu năm, lên mức gần 57.282 tỷ đồng. Trong đó, tiền gửi tại NHNN tăng 17% (3.500 tỷ đồng), cho vay khách hàng tăng nhẹ 4% (34.716 tỷ đồng).
Tính đến cuối năm 2020, tổng nợ xấu nhà băng này gấp 5,5 lần đầu năm qua, ghi nhận 1.883 tỷ đồng. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn gấp 7,5 lần đầu năm, chiếm gần 1.782 tỷ đồng trong tổng nợ xấu.
Tuy nhiên, trong số dư nợ có khả năng mất vốn của Kienlongbank đã bao gồm gần 1.529 tỷ đồng dư nợ các khoản cho vay đối với một nhóm khách hàng với tài sản đảm bảo là cổ phiếu của STB được phân loại nhóm 5 theo quyết định của NHNN.
Tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay của Kienlongbank đến cuối năm 2020 là 5,42%. Tuy cao hơn tỷ lệ 1,02% đầu năm, nhưng tỷ lệ này thấp hơn số 6,63% hồi cuối quý 3/2020.
Trong báo cáo cập nhật ngành ngân hàng, CTCK Rồng Việt (VDSC) đề cập có lý do để tin rằng, nợ xấu có thể không quá tiêu cực như dự đoán.
Sự chậm lại trong việc hình thành nợ tái cơ cấu sau quá trình phục hồi và đi vào thời kỳ hoạt động kinh tế ổn định là một dấu hiệu.
Dự thảo sửa đổi Thông tư 01/2020/TT-NHNN gây ra lo ngại về chu kỳ chi phí tín dụng cao, tức sau giai đoạn tái cơ cấu, giãn nợ nếu khách hàng không trả được nợ, ngân hàng phải tăng trích dự phòng bao nợ xấu.
Tuy nhiên, VDSC cho rằng, ngân hàng đang chuẩn bị cho kịch bản này. Các nhà băng sẽ có thời gian để xử lý nợ tái cơ cấu trước khi trích lập dự phòng đầy đủ, theo dự thảo.
Đồng thời, các ngân hàng có thể phải trích lập dự phòng cho nợ tái cơ cấu theo dự thảo sửa đổi Thông tư 01.
Mới đây, theo văn bản trình Bộ Tài chính lấy ý kiến, dự thảo sửa đổi Thông tư 01 yêu cầu các ngân hàng thương mại duy trì giữ nguyên nhóm nợ, cơ cấu lại các khoản nợ bị ảnh hưởng, miễn và giảm lãi suất cho các khách hàng đủ tiêu chuẩn, và quan trọng là bắt đầu trích lập dự phòng cho các khoản nợ được cơ cấu lại dựa trên bản chất của các khoản vay.
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đề xuất kéo dài thời gian trích lập dự phòng cho các ngân hàng theo lộ trình kết thúc vào năm 2024, tức sau 3 năm kể từ khi Thông tư 01 có hiệu lực.
Điều này sẽ giúp giảm bớt áp lực tăng chi phí dự phòng và cho các ngân hàng thời gian xử lý nợ xấu. Nợ cơ cấu lại theo Thông tư 01 chưa được trích lập dự phòng đầy đủ là một trong những yếu tố hỗ trợ cho hiệu quả hoạt động tốt của nhiều ngân hàng trong năm 2020.
Nhưng nền chi phí dự phòng sẽ phải được ngân hàng giữ ở mức cao để trích lập dự phòng từng phần cho khoản nợ tái cơ cấu.
Tác giả: Vân Linh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy