Sở GD&ĐT Hòa Bình. Ảnh: Nghiêm Huê
Trao đổi PV, ông Bùi Trọng Đắc, giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình cho biết, sở này sẽ chờ các trường có thí sinh Hòa Bình trúng tuyển gửi danh sách về, đối chiếu với danh sách 64 thí sinh và gửi lại cho từng trường. Trong khi đó, theo một số trường, họ sẽ chờ danh sách Sở gửi lên.
Có đi ngược lại công văn chỉ đạo của Bộ?
Trao đổi với PV chiều qua (19/3), ông Bùi Trọng Đắc, giám đốc Sở GD&ĐT Hòa Bình cho biết đã cập nhật xong số liệu lên phần mềm quản lý thi. Ông Đắc khẳng định theo chỉ đạo chung của Bộ GD&ĐT, Sở chỉ cung cấp thông tin thí sinh cho các đơn vị trường ĐH có liên quan. Những thông tin nào liên quan đến thí sinh thì sẽ cung cấp cho thí sinh.
Trong số 64 thí sinh được nâng điểm sau khi Bộ GD&ĐT chấm thẩm định, có 1 thí sinh không đủ điều kiện để đỗ tốt nghiệp THPT năm 2018. Vì điểm trung bình các môn/bài thi xét tốt nghiệp từ kết quả thi của thí sinh này chỉ đạt 4,75 điểm. Trong khi đó, quy định tại Quy chế thi và xét tốt nghiệp THPT quốc gia, điểm thi trung bình của thí sinh phải đạt từ 5.0.
Trước câu hỏi của phóng viên tại sao không công bố danh sách thí sinh, ông Đắc cho rằng cơ quan điều tra đang làm, quy định đến đâu, Sở thực hiện đến đó. Ông Đắc từ chối cung cấp thêm thông tin.
Không những thế, ông Đắc cũng cho hay ông chưa nắm được số liệu có bao nhiêu cơ sở đào tạo ĐH, CĐ có thí sinh của Hòa Bình tham gia đăng ký xét tuyển sinh ĐH năm 2018. Tính đến chiều qua, 19/3, theo ông Đắc, Sở GD&ĐT Hòa Bình mới chỉ nhận được số liệu tổng hợp của Cục Đào tạo, Bộ Công an gửi về. Ông cũng không nắm được số liệu có bao nhiêu thí sinh của Hòa Bình đỗ vào các trường công an nhân dân. Lý do là ông ở ngoài, không ở phòng làm việc!
Còn với các cơ sở giáo dục đào tạo ĐH, CĐ khác, ông chưa nhận được danh sách thí sinh. Ông Đắc thông tin quy trình để xử lý vụ việc này là các cơ sở giáo dục đào tạo ĐH, CĐ có thí sinh Hòa Bình trúng tuyển,cập nhật danh sách gửi về cho Sở GD&ĐT Hòa Bình. Sở sẽ tiến hành đối chiếu với danh sách 64 thí sinh được điều chỉnh điểm, sau đó sẽ gửi lại các trường.
Tuy nhiên, theo một số trường ĐH thì họ sẽ không làm như ông Đắc nói. Vì theo công văn 941 của Bộ GD&ĐT gửi Sở GD&ĐT Hòa Bình về việc xử lý kết quả thi THPT quốc gia theo kết quả xác minh của cơ quan An ninh, Bộ Công an, Bộ yêu cầu Sở Hòa Bình thông báo kết quả xét công nhận tốt nghiệp THPT năm 2018, 2017 sau rà soát; đồng thời cung cấp thông tin về điểm thi trong danh sách thống kê kèm theo công văn của cơ quan điều tra cho Cục Nhà trường (Bộ Quốc phòng), Cục Đào tạo (Bộ Công an) và các ĐH, học viện, trường ĐH, CĐ, trung cấp có nhóm ngành đào tạo giáo viên để cập nhật, rà soát kết quả xét tuyển sinh ĐH, CĐ đối với các thí sinh có liên quan. Nội dung này một lần nữa được Bộ GD&ĐT nhắc lại tại công văn 942 gửi các cơ sở giáo dục đào tạo ĐH, CĐ, trung cấp có nhóm ngành đào tạo giáo viên.
Như vậy, Sở GD&ĐT có đang đi “chệch hướng” theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT? Dư luận không khỏi băn khoăn đặt câu hỏi: Phải chăng chỉ vì sợ “lộ” danh sách 64 thí sinh gian lận mà Sở GD&ĐT Hòa Bình không cung cấp danh sách này để các trường tự rà soát, mà lại yêu cầu các trường cung cấp toàn bộ thí sinh của Hòa Bình để sở tự rà soát? Nhiều trường ĐH có điểm trúng tuyển cao hiện cũng cho biết họ chưa nhận được bất cứ thông tin gì từ Sở GD&ĐT Hòa Bình.
Còn về phía Bộ GD&ĐT, Cục quản lý Chất lượng cho biết, mấy hôm trước, Sở GD&ĐT Hòa Bình có đề cập đến một số khó khăn khi xử lý dữ liệu của thí sinh khi cập nhật lại. Tuy nhiên, Bộ cũng đã kịp thời hướng dẫn xử lý. Theo thời hạn ghi trong công văn mà Bộ GD&ĐT gửi Sở GD&ĐT Hòa Bình thì hạn chót để Sở báo cáo kết quả thực hiện là vào ngày 25/3. Do đó, Bộ đang đợi báo cáo của Sở.
Ai sẽ công bố danh sách?
Nhiều năm công tác trong ngành giáo dục, ông Quách Tuấn Ngọc, nguyên Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin, Bộ GD&ĐT cho rằng theo luật phải công bố công khai danh sách thí sinh. “Kết quả thanh tra, kiểm tra là phải được công bố. Hơn nữa đây là vụ việc công khai” - ông Ngọc nói.
Ông Ngọc cho rằng chắc chắn công khai danh sách có ảnh hưởng đến các thí sinh liên quan. Nhưng phải tính tới yếu tố chịu trách nhiệm.
“Bố mẹ với con cái đều phải chịu trách nhiệm về vấn đề này. Nâng tới hơn 26/30 điểm sao nói không biết được. Mà được nâng tới bằng đó điểm thì đi học ĐH cũng không học nổi” - ông Ngọc chia sẻ. Nên theo ông Ngọc, bản thân thí sinh cũng phải chịu trách nhiệm.
Ông Ngọc khẳng định không công bố thì không có sức nặng răn đe những thí sinh tham gia thi THPT quốc gia sau này. Hơn nữa, ông Quách Tuấn Ngọc cho rằng, giả sử có giấu thì trước sau cũng “lộ” nên không cần “quanh co” mãi. Theo ông Ngọc khi đã điều tra xong thì danh sách phải công bố.
Việc không công bố công khai danh sách thí sinh, Cục Quản lý chất lượng nhắc lại với hai lý do, đó là quyền cá nhân của mỗi người và liên quan đến nghiệp vụ điều tra của cơ quan công an. Bởi vậy Cục cũng không công bố danh sách thí sinh gian lận. |
Theo Tiền phong
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy