Theo số liệu từ IndexQ, thị trường Việt Nam đứng thứ ba trong danh sách những thị trường chứng khoán giảm mạnh nhất thế giới trong 1 tháng trở lại đây, mức giảm 8,22%.
Đứng đầu về mức giảm giá của các thị trường chứng khoán trên thế giới là Mexico với 8,74%. Trong khi đó, đứng thứ hai là Lexembourg với mức giảm là 8,56%.
Nguồn: Indexq
Bên cạnh Việt Nam, các chỉ số chứng khoán châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản hay Trung Quốc cũng đều giảm sâu.
Trong khi đó, Hungary là thị trường có mức tăng mạnh nhất 1 tháng qua với 4,3%.
Nguồn: Indexq
Quay trở lại với thị trường Việt Nam, tính từ phiên ngày 8/10 đến 9/11/2018, VN-Index đã giảm từ 996 điểm xuống chỉ còn 914 điểm. Trước đó, VN-Index đã có khoảng thời gian hồi phục khá dài kể từ thời điểm tháng 7. Phải mất ba tháng để VN-Index hồi phục 15% từ mức đáy 885 điểm nhưng chỉ số này đã mất đi mọi thành quả chỉ trong vỏn vẹn một tháng. VN-Index không thể bứt phá trước ngưỡng quan trọng 1.025 điểm và đã đánh mất đà hồi phục từ đây.
Nguyên nhân khiến thị trường sụt giảm mạnh được nhiều chuyên gia đưa ra do tâm lý lo ngại về triển vọng vĩ mô và làn sóng bán tháo lây lan từ các thị trường lớn trên thế giới và khu vực, đặc biệt là thị trường Mỹ. Ngày 11/10/2018, toàn bộ các chỉ số chứng khoán Mỹ đều lao dốc mạnh. Dow Jones giảm 3,15%, S&P 500 giảm 3,29%; Nasdaq giảm 4,08%, điều này làm thị trường chứng khoán Việt Nam bị bán tháo mạnh.
Từ thời điểm đó, nhà đầu tư trong nước theo dõi chặt chẽ những diễn biến thị trường chứng khoán thế giới. Tuy nhiên, không phải hai thị trường liên thông hoàn toàn, rất nhiều phiên thị trường thế giới hồi phục nhưng thị trường trong nước vẫn giảm mạnh. Nếu chỉ tính trong tháng 10, VN-Index đã có tháng giảm mạnh thứ hai chỉ sau tháng 4.
Theo nhận định của VDS, thị trường sau những đợt giảm quá sâu sẽ luôn có những sự hồi phục, dù khó xác định được chính xác thời điểm. Nhưng NĐT cần ghi nhớ chỉ số sẽ không tăng thần tốc trở lại theo hình chữ V mà cần nhiều thời gian. VDS cũng cho rằng chỉ số sẽ đi lên trong những tuần cuối cùng của năm 2018, khi đó là thời điểm then chốt để các quỹ đầu tư cơ cấu danh mục.
VDS cho rằng các nhà đầu tư tổ chức với sức ảnh hưởng lớn của mình đối với thị trường vẫn sẽ đóng vai trò dẫn dắt. Tuy nhiên, với xu hướng bán ròng liên tiếp của khối nhà đầu tư ngoại và các quỹ ngoại hàng đầu như VOF và VEIL đang ở trong vị thế sở hữu rất ít tiền mặt thì các nhà đầu tư tổ chức trong nước có thể sẽ đóng vai trò quan trọng hơn trong thời gian sắp tới. Mức độ ảnh hưởng có thể sẽ không quá lớn vì sự e dè vẫn bao trùm thị trường sau ba phiên giảm sâu của thị trường trong năm nay.
Theo quan điểm của BSC, thị trường biến động trong tháng 10 không hoàn toàn phản ánh đầy đủ sự ổn định vĩ mô, và tình hình cải thiện lợi nhuận tích cực từ các doanh nghiệp. Thị trường và tâm lý NĐT bị chi phối mạnh từ thông tin quốc tế. Dù vậy, lực bán không lớn do giá trị margin tại các công ty chứng khoán đã giảm về gần giá trị đầu năm và giảm hơn 20% so với đỉnh. Do vậy, BSC cho rằng thị trường có cơ hội lập đáy tại vùng đáy cũ 885 - 900 điểm và sẽ tăng lại kiểm tra 1.000 điểm trong tháng 11 nếu không có biến cố lớn từ thị trường thế giới.
Theo Người đồng hành
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy