Tin liên quan
Theo báo cáo, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 1/2016 ước tính đạt 13,8 tỷ USD, tăng 0,5% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 4,1 tỷ USD, giảm 8,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 9,7 tỷ USD, tăng 4,8%.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 1/2016 tăng 2,2%, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt mức cùng kỳ; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 3,2%.
Việt Nam nhập siêu 200 triệu USD trong tháng đầu năm 2016 (Ảnh minh họa)
Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng so với cùng kỳ năm trước: Gạo tăng cao với mức 62,2% (lượng tăng 74%); thủy sản tăng 10,3%; điện tử máy tính và linh kiện tăng 10,1%; giày dép tăng 7,5%; dệt may tăng 5,8%; gỗ và sản phẩm gỗ tăng 3,4%; điện thoại và linh kiện tăng 2,4%.
Một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm so với tháng 12/2015: Gỗ và sản phẩm gỗ giảm 20,5%; dệt may giảm 9,4%; giày dép giảm 5,2%; dầu thô giảm 40% (lượng giảm 23%).
Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng gia công, lắp ráp trong nước đạt khá: Điện thoại và linh kiện đạt 2,5 tỷ USD, tăng 44,7% so với tháng trước; điện tử máy tính và linh kiện đạt 1,4 tỷ USD, tăng 7,1%.
Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong tháng qua với kim ngạch ước tính đạt 3,1 tỷ USD, tăng 17,3% so với cùng kỳ năm 2015; tiếp đến là EU đạt 2,7 tỷ USD, tăng 1,8%; Trung Quốc đạt 1,7 tỷ USD, tăng 24,3%; ASEAN đạt 1,5 tỷ USD, giảm 12,4%; Nhật Bản đạt 1,3 tỷ USD, tăng 11,5%; Hàn Quốc đạt 750 triệu USD, tăng 12,8%.
Trong khi đó, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 1/2016 ước tính đạt 14,0 tỷ USD, giảm 2,1% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 5,9 tỷ USD, giảm 11,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 8,1 tỷ USD, tăng 6,4%.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa nhập nhập tháng 1/2016 giảm 0,8%, trong đó khu vực kinh tế trong nước giảm 0,1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài giảm 1,2%.
Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu giảm mạnh: Phương tiện vận tải khác và phụ tùng giảm 80,8%; xăng dầu giảm 17,6%; sắt thép giảm 16,3%; sợi dệt giảm 13,3%; xe máy và linh kiện, phụ tùng giảm 8,6%; máy móc thiết bị, dụng cụ, phụ tùng giảm 4,1%.
Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng giảm mạnh so với tháng 12/2015: Ô tô giảm 38,2%; xăng dầu giảm 32%; phân bón giảm 22,9%; sắt thép giảm 20,9%.
Về thị trường nhập khẩu trong tháng, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu lớn nhất với kim ngạch ước tính đạt 4,4 tỷ USD, tăng 0,4% so với cùng kỳ năm 2015; Hàn Quốc đạt 2,2 tỷ USD, tăng 1,8%; ASEAN đạt 2 tỷ USD, tăng 2,8%; Nhật Bản đạt 1,2 tỷ USD, tăng 1,1%; EU đạt 978,5 triệu USD, giảm 22,8%; Hoa Kỳ đạt 620 triệu USD, tăng 4,6%.
Như vậy, tháng 1/2016 ước tính nhập siêu 200 triệu USD, tương đương 1,4% kim ngạch hàng hóa xuất khẩu, trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 1,8 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 1,6 tỷ USD.
Cán cân thương mại hàng hóa năm 2015 nhập siêu 3,5 tỷ USD, tương đương 2,2% kim ngạch xuất khẩu.
Phương Phương (T/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy