Khác với dự liệu của nhiều người về việc Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) sẽ thực hiện hợp nhất, để hình thành nên một pháp nhân mới là Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Ðề án thành lập Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam (Sở GDCK Việt Nam) theo mô hình thành lập một pháp nhân mới.
Trên cơ sở đó, HOSE và HNX vẫn hoạt động độc lập, nhưng sẽ được chuyển thành công ty con, 100% vốn thuộc Sở GDCK Việt Nam.
Theo lộ trình Thủ tướng quy định, trong giai đoạn 2019 - 2020, Sở GDCK Việt Nam sẽ được thành lập, đồng thời với việc duy trì các hoạt động giao dịch như hiện nay tại HOSE và HNX. Trong giai đoạn này sẽ thống nhất tổ chức bộ máy hoạt động của Sở GDCK Việt Nam và sắp xếp lại bộ máy tổ chức của 2 Sở hiện hành.
Cùng với đó, đây là giai đoạn hoàn chỉnh dự án xây dựng hệ thống công nghệ thông tin thị trường do HOSE đang làm chủ đầu tư, để sang giai đoạn 2020 - 2023 sẽ đưa hệ thống này vào vận hành trên cả 2 Sở. Ðây cũng là giai đoạn thực hiện lộ trình phân khúc các khu vực thị trường.
Sau năm 2023, Ðề án của Thủ tướng đặt ra mục tiêu xây dựng phương án cổ phần hóa Sở GDCK. Ðề án của Thủ tướng có hiệu lực từ ngày 7/1/2019, kết thúc cuộc tranh luận dai dẳng của nhiều thành viên thị trường, có cả những “giọt nước mắt chứng khoán” về việc nên chọn Sở nào trong 2 Sở hiện tại làm Sở chính (trong phương án M&A), hoặc nên chọn TP.HCM hay Hà Nội đặt trụ sở chính của Sở GDCK Việt Nam.
Theo mô hình mới, TTCK Việt Nam sẽ có 3 Sở GDCK, trong đó có 1 Sở mẹ và 2 Sở con. Sở mẹ có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng, được điều chuyển từ vốn điều lệ HOSE và HNX sang.
Hiện tại, vốn điều lệ của HOSE và HNX đều là 1.000 tỷ đồng, nên có thể khi thành lập Sở GDCK Việt Nam, hoặc là Nhà nước góp thêm 1.000 tỷ đồng mới, hoặc là sẽ tăng vốn điều lệ của HOSE và HNX lên để đạt mức vốn 3.000 tỷ đồng như Ðề án đã định ra.
Các thành viên thị trường đón nhận thông tin về 3 Sở GDCK này như thế nào? Quan sát của Báo Ðầu tư Chứng khoán cho thấy, có 2 luồng cảm nhận khác biệt.
Một phía cho rằng, việc lập nên một Sở GDCK mẹ sẽ làm cồng kềnh thêm bộ máy quản lý hành chính trên TTCK, trong khi vai trò, chức năng của Sở mẹ chưa có nhiều sự khác biệt so với Sở GDCK hiện hành (Sở GDCK Việt Nam vẫn trực thuộc Bộ Tài chính).
Tuy nhiên, một luồng ý kiến nhìn nhận, thành lập Sở GDCK Việt Nam trong khi vẫn giữ nguyên HOSE và HNX thể hiện tầm nhìn dài hạn cho tương lai phát triển TTCK Việt Nam. Ở nhiều quốc gia phát triển, tổ chức vận hành TTCK cũng được tổ chức với mô hình 2 cấp Sở.
Các Sở con sẽ phụ trách từng mảng thị trường, nhưng trên đó có 1 Sở mẹ thống nhất quản lý và điều tiết hoạt động tổng thể. Ở Việt Nam, việc sẽ có Sở GDCK thứ ba - Sở GDCK Việt Nam - là câu chuyện mới với nhiều người, nhưng nếu được tổ chức, vận hành một cách hiệu quả, chuẩn mực, Sở GDCK Việt Nam sẽ góp sức nâng tầm vị thế TTCK Việt Nam.
Với nhà đầu tư, điều mong đợi nhất là tính hiệu quả của thị trường được cải thiện thông qua việc chi phí giao dịch giảm và thị trường có thêm nhiều công cụ, sản phẩm mới, đáp ứng đa dạng nhu cầu.
Theo lộ trình Thủ tướng đặt ra này, năm 2019 có thể sẽ là năm bình lặng trên phương diện phát triển sản phẩm mới của các Sở. Sau năm 2020, khi hệ thống công nghệ thông tin hợp nhất, áp dụng chung cho cả 2 Sở sẽ tạo nền tảng để làm mới nhiều công cụ thị trường.
Theo Đầu tư chứng khoán
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy