Các nguồn thu ngoài lãi như lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng 46% lên 12 tỷ đồng; Mua bán chứng khoán đầu tư thoát lỗ với lợi nhuận 16 tỷ đồng.

Ngược lại, kỳ này VietABank ghi nhận lỗ kinh doanh ngoại hối 644 triệu đồng và chứng khoán kinh doanh lỗ hơn 8 triệu đồng. Đặc biệt, lãi thuần từ hoạt động khác lao dốc 92% về vỏn vẹn 21 tỷ đồng.

Đồng thời, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng kỳ này lên tới 30 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ được hoàn nhập hơn 1,4 tỷ đồng.

Sau cùng, VietABank đạt lãi ròng 219,6 tỷ đồng trong quý 1/2023, suy giảm 35% so cùng kỳ 2022.

Kỳ này, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh của VietABank tiếp tục âm tới 14.959 tỷ đồng chủ yếu do tăng khác về công nợ hoạt động, giảm khác về tài sản hoạt động. 

Tại thời điểm cuối quý 1/2023, tổng tài sản của VietABank giảm gần 10% về mức 94.791 tỷ đồng. Trong đó cho vay khách hàng chiếm 66.620 tỷ đồng, tăng trưởng 6,5% so đầu kỳ; Tiền gửi và cho vay các TCTD khác giảm mạnh 69% về vỏn vẹn 6.585 tỷ đồng.

Trong cơ cấu nợ phải trả, tiền gửi của khách hàng cũng ghi nhận tăng trưởng 9,7% lên mức 77.085 tỷ đồng.   

Về chất lượng nợ cho vay, tổng nợ xấu của VietABank tại thời điểm 31/3/2023 tương đương đầu kỳ, ở mức 954 tỷ đồng. Tương ứng tỷ lệ nợ xấu giảm nhẹ từ 1,5% của đầu kỳ xuống mức 1,4%. 

 

Năm 2023, VietABank đặt mục tiêu đến cuối năm 2023 tăng trưởng 7% tổng tài sản lên 112.707 tỷ đồng. Tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá tăng 17% lên 82.149 tỷ đồng.
 
Dư nợ tín dụng tăng 14% lên mức 71.286 tỷ đồng và có thể thay đổi theo hạn mức tăng trưởng tín dụng do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phê duyệt. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%.
 
Ngân hàng đặt mục tiêu đạt 1.275 tỷ đồng lãi trước thuế trong năm 2023, tương đương tăng 15% so với năm 2022. Như vậy, quý 1 VietABank chỉ thực hiện được 19% kế hoạch về lợi nhuận.

Tác giả: Minh An