Trước diễn biến của đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trong nước và trên thế giới cũng như giá nhiên liệu liên tục lập đỉnh đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn ngành hàng không, Vietnam Airlines đã triển khai tái cơ cấu trên tất cả các lĩnh vực, với những nhóm giải pháp lớn về tái cơ cấu tài sản, đội máy bay, danh mục đầu tư, tái cơ cấu nguồn vốn, tái cơ cấu đơn vị thành viên là Pacific Airlines, tổ chức và quản trị doanh nghiệp…để tiến tới thoát âm vốn chủ sở hữu và làm ăn có lãi…
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 của Vietnam Airlines nhất trí sẽ phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn chủ sở hữu, cùng đó sẵn sàng giảm vốn ở hãng hàng không Pacific Airlines.
Năm 2022, Vietnam Airlines đưa kế hoạch doanh thu công ty mẹ 45.252 tỷ đồng, cao gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm trước; mức lỗ dự kiến khoảng 9.335 tỷ đồng (mức lỗ đã cải thiện giảm 2.498 tỷ đồng so với năm 2021).
Xem xét khả năng giảm cổ phần chi phối tại Pacific Airlines
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 của Vietnam Airlines mới đây, ông Đặng Ngọc Hòa-Chủ tịch hội đồng quản trị Vietnam Airlines cho biết, đến tháng 6/2022, tình hình tài chính Pacific Airlines rất nghiêm trọng.
Tuy không nêu con số cụ thể nhưng ông Hòa cho biết, Pacific Airlines đang bị thiếu hụt dòng tiền và đe dọa lớn đến khả năng thanh toán, có thể phải chấm dứt hoạt động. Trong khi đó, việc lựa chọn nhà đầu tư gặp nhiều vướng mắc về cơ chế chính sách theo quy định hiện hành.
Theo lãnh đạo Vietnam Airlines, tình hình tài chính của các đơn vị nói chung có khó khăn là do ảnh hưởng nặng nề của đại dịch COVID-19.
“Pacific Airlines là một hãng hàng không nên cũng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch như các hãng hàng không khác”, ông Hòa cho hay.
Tuy nhiên, theo lãnh đạo Vietnam Airlines, đơn vị đã có đề án tái cơ cấu lại cổ đông của Pacific Airlines. Đây là hướng đi cần thiết để đảm bảo hoạt động của hãng nhưng cần những thủ tục pháp lý để thực hiện.
“Vấn đề này đã được đưa vào đề án tái cơ cấu Vietnam Airlines để báo cáo cơ quan có thẩm quyền thực hiện trong thời gian sớm nhất”, ông Hà ông Lê Hồng Hà-Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho hay.
Vietnam Airlines đã có đề án tái cơ cấu lại cổ đông của Pacific Airlines.
Trả lời câu hỏi liệu nhà đầu tư vào Pacific Airlines có e ngại nếu Vietnam Airlines vẫn nắm cổ phần chi phối tại Pacific Airlines, ông Hà cho biết Vietnam Airlines sẵn sàng mở cơ hội với nhà đầu tư vào Pacific Airlines khi trong phương án tái cơ cấu hãng này, Vietnam Airlines đặt tỉ lệ nắm mức 30% hoặc 0% vốn của Pacific Airlines.
Trong khi đó, trả lời cổ đông, ông Trần Thanh Hiền - Kế toán trưởng kiêm Trưởng ban tài chính kế toán của Vietnam Airlines cho biết, doanh nghiệp này đã tìm kiếm các nhà đầu tư tiềm năng cho Pacific Airlines, thực hiện các giải pháp tài chính, xem xét định giá công ty. Tuy nhiên có nhiều vướng mắc liên quan đến chuyển nhượng vốn với các doanh nghiệp có cổ phần chi phối bởi Nhà nước.
"Vietnam Airlines đã làm việc với các cơ quan liên quan và nhà đầu tư tiềm năng nhưng lựa chọn nhà đầu tư thế nào, có thể bán riêng lẻ hay đấu thầu công khai rộng rãi? Nhưng đi vào cụ thể theo từng văn bản pháp luật đều bị vướng vì Pacific Airlines là doanh nghiệp rất đặc biệt khi có lỗ lũy kế và thua lỗ nên khi bán doanh nghiệp có khoản đầu tư bị lỗ thì vướng về cách thức chuyển nhượng trên thị trường”, ông Hiền cho biết.
Được biết, Vietnam Airlines đã có báo cáo các cấp có thẩm quyền để xin cơ chế vận dụng quy định nhà nước nhằm thực hiện lựa chọn nhà đầu tư trên tinh thần công khai minh bạch, tuân thủ pháp luật nhưng đảm bảo hài hòa Luật doanh nghiệp và Luật chứng khoán.
Sẽ phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn chủ sở hữu
Ông Lê Hồng Hà, Tổng Giám đốc Vietnam Airlines cho biết, thị trường hàng không nội địa đang phục hồi mạnh mẽ sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Tổng thị trường khách nội địa năm tháng đầu năm 2022 tăng 3,6% so sánh cùng kỳ năm 2019. Đối với Vietnam Airlines, khách nội địa vượt 7,7% so 2019.
Từ tháng 7/2022, Vietnam Airlines sẽ nâng số đường bay quốc tế lên 39 đường bay, bằng 60% so với 2019. Vietnam Airlines kỳ vọng cuối năm 2023, có thể phục hồi toàn bộ mạng bay quốc tế tương đương năm 2019.
Vietnam Airlines xây dựng đề án tái cơ cấu tổng thể 2021-2025 sau đại dịch trong đó có các giải pháp để có thể tăng thu nhập vốn nhằm thoát âm vốn chủ sở hữu và lỗ lũy kế.
“Sự phục hồi của thị trường quốc tế có ý nghĩa đặc biệt quan trọng với Vietnam Airines, khi các đường bay thường lệ quốc tế giai đoạn trước đại dịch mang tới 65% doanh thu của hãng giúp nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực, tăng doanh thu, nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh, giảm lỗ và tiến tới có lãi trở lại trong các năm tới”, ông Hà nhận định.
Đánh giá thị trường hàng không đã có sự phục hồi mạnh mẽ đặc biệt là nội địa nhưng di chứng của hơn 2 năm của COVID-19 rất nặng nề, ông Trần Thanh Hiền, Kế toán trưởng Vietnam Airlines cho biết năm 2021, Vietnam Airlines lỗ xấp xỉ 1 tỷ USD đã ảnh hưởng đến vốn chủ dòng tiền là cực lớn, nên việc khắc phục hậu quả này cần một thời gian khá dài.
Năm 2021, hãng đã rơi vào nguy cơ trạng thái âm vốn chủ ở hữu, nhưng với sự hỗ trợ của Chính phủ bằng việc tăng vốn 8.000 tỷ đồng đã giúp Vietnam Airlines vượt qua ngưỡng không bị âm vốn chủ sở hữu và duy trì sự hiện diện trên sàn chứng khoán. Vốn chủ sở hữu năm 2021 sau báo cáo hợp nhất của Vietnam Airlines là hơn 500 tỷ đồng.
Trên cơ sở đó, Vietnam Airlines xây dựng đề án tái cơ cấu tổng thể 2021-2025 sau đại dịch trong đó có các giải pháp để có thể tăng thu nhập vốn nhằm thoát âm vốn chủ sở hữu và lỗ lũy kế 3 năm liên tiếp cùng với sự hỗ trợ của Chính phủ với tư cách sở hữu 86% vốn của Vietnam Airlines để thoát âm vốn.
Còn ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch Hội đồng quản trị Vietnam Airlines cho biết nếu từ giờ đến cuối năm không ảnh hưởng biến thể COVID-19 mới, dòng tiền của Vietnam Airlines sẽ được đảm bảo và tiếp tục kiên trì các giải pháp đàm phán cắt giảm, giãn hoãn các khoản nợ vay dài hạn hiện có, giãn hoãn trả nợ vay sang các năm sau; bán và cho thuê máy bay…tìm mọi giải pháp tăng doanh thu như khôi phục, mở các đường bay quốc tế thu hút khách du lịch, khách đầu tư.
Ngoài ra, theo ông Hòa, hãng cũng đẩy nhanh tái cơ cấu thoái vốn ngoài doanh nghiệp là giải pháp căn cơ để giải quyết âm vốn chủ sở hữu.
“Vietnam Airlines sẽ phát hành thêm cổ phần tăng vốn trong giai đoạn 2022-2023 và cân nhắc tiếp tục tăng vốn trong năm 2024-2025 trường hợp ảnh hưởng của dịch bệnh kéo dài. Hình thức phát hành cổ phiếu là chào bán thêm cổ phần cho cổ đông hiện hữu hoặc phát hành cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư mới”, ông Hòa thông tin.
Theo ông Hòa, Tổng công ty sẽ triển khai huy động nguồn vốn từ bên ngoài thông qua phát hành trái phiếu trong nước hoặc ra quốc tế trong 2 năm 2023-2024 theo hình thức phù hợp và khả thi (phát hành riêng lẻ hoặc ra công chúng), vay thương mại từ các tổ chức tín dụng trong nước, vay tín dụng xuất khẩu.../.
Tác giả: Phi Long
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Dịch vụ chuyển văn phòng trọn gói Kiến Vàng
- Giá chuyển nhà trọn gói tại Hà Nội
- Dịch vụ Thu mua vách kính văn phòng cũ tại Hà Nội
- A comprehensive guide to diagonal lines in photography
- Leading industrial park development company
- Chủ đề phong thủy đời sống Sổ bán hàng
- Mẫu hoa để bàn thờ chúa
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy