Cụ thể, trong quý III/2024, tại báo cáo tài chính riêng công ty mẹ Vietravel ghi nhận doanh thu đạt hơn 1.989 tỷ đồng, tăng 5,5% so với cùng kỳ năm ngoái; lợi nhuận sau thuế đạt 16,4 tỷ đồng, giảm 52%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, công ty mẹ Vietravel ghi nhận doanh thu đạt 5.163 tỷ đồng, tăng 14,1% so với cùng kỳ năm ngoái nhưng lợi nhuận trước thuế lại giảm 32,8%, đạt 44,4 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế giảm 41,3%, đạt 35,5 tỷ đồng.
Kết quả kinh doanh quý III trên báo cáo tài chính hợp nhất của Vietravel. Nguồn: Vietravel.
Tại báo cáo hợp nhất quý III/2024, doanh thu của Vietravel đạt 2.030 tỷ đồng, tăng 5,7% so với cùng kỳ và lợi nhuận sau thuế đạt 14,4 tỷ đồng, giảm 58%.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2024, doanh thu hợp nhất của Vietravel đạt hơn 5.258 tỷ đồng (tăng 13,5% so với cùng kỳ), lợi nhuận trước thuế đạt 40,4 tỷ đồng (giảm 35%) và lợi nhuận sau thuế đạt 31,4 tỷ đồng (giảm 44,5%).
Năm 2024, Vietravel đặt mục tiêu doanh thu đạt 6.921 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 68 tỷ đồng. Như vậy, với kết quả đạt được trong 9 tháng đầu năm, Vietravel đã hoàn thành 83,5% kế hoạch về doanh thu và 59,4% kế hoạch về lợi nhuận cả năm.
Đáng chú ý, về dòng tiền, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 9 tháng đầu năm âm gần 186 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ cũng âm gần 80 tỷ. Dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư cũng âm gần 9 tỷ đồng. Điều này khiến Vietravel phải tăng vay nợ để bù đắp.
Tính đến cuối quý III, Vietravel có tổng nợ vay tài chính 911 tỷ đồng, tăng hơn 200 tỷ so với đầu năm và gấp đôi vốn chủ sở hữu tại cùng thời điểm. Trong đó, nợ vay ngắn hạn chiếm đến 98% tổng nợ vay tài chính. Nợ vay tăng trong khi ưu đãi lãi suất hết hạn là nguyên nhân khiến chi phí tài chính bị đội lên đáng kể, ăn mòn lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tại ngày 30/9/2024, Vietravel có tổng tài sản hơn 2.724 tỷ đồng, tăng 16% so với đầu năm. Tổng nợ phải trả ở mức hơn 2.257 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nợ phải trả ngắn hạn (2.236 tỷ đồng, chiếm 99% tổng dư nợ của Vietravel).
Trong một diễn biến mới đây, Vietravel đã ra quyết định dừng hoạt động của 3 văn phòng đại diện tại miền Bắc, miền Trung và miền Nam với lý do không còn nhu cầu hoạt động.
Trên thị trường, cổ phiếu VTR đang giao dịch quanh mức 20.000 đồng/cp, cũng là vùng đáy lịch sử của cổ phiếu này. Vốn hóa thị trường tương ứng ở mức hơn 570 tỷ đồng.
Tác giả: Châu Anh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy