Tổng CTCP Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (Vinaconex, MCK: VCG) muốn tái cấu trúc phần vốn tại Công ty TNHH Phát triển Hạ tầng Đô thị Vĩnh Phúc (Hạ tầng Đô thị Vĩnh Phúc).
Theo đó, HĐQT Tổng Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam (MCK: VCG) mới đây đã phê duyệt phương án chào bán toàn bộ phần vốn góp 46 tỷ đồng tại Công ty TNHH Phát triển Hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc, tương đương tỉ lệ 20% vốn tại doanh nghiệp này.
Đơn vị này có địa chỉ tại Tp. Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình, hoạt động chính trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh bất động sản. Đây là công ty liên kết được Vinaconex góp vốn thành lập vào tháng 5/2020 với tổng vốn điều lệ 230 tỷ đồng, phần 80% vốn điều lệ còn lại do Công ty TNHH Xây dựng và Thương mại Vĩnh Phúc nắm giữ.
Không chỉ riêng thoái vốn tại Công ty TNHH Phát triển Hạ tầng đô thị Vĩnh Phúc, từ năm ngoái đến nay, Vinaconex liên tục có động thái thoái vốn, tái cơ cấu khoản đầu tư tại các đơn vị thành viên.
Gần đây nhất là vào ngày 3/3, Vinaconex thông báo đã hoàn tất thoái vốn tại CTCP Phát triển Thương mại Vinaconex (VCTD) và giảm tỉ lệ sở hữu từ 55% xuống 45% vốn điều lệ. Sau giao dịch này, VCTD không còn là công ty con của Vinaconex.
Trước đó, Hoạt động tái cơ cấu vốn góp tại các đơn vị thành viên của Vinaconex đã được kéo dài trong suốt cả năm 2021.
Cụ thể, Vinaconex đã hoàn tất chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại nhiều doanh nghiệp, trong đó đa phần là các doanh nghiệp có tình hình kinh doanh ghi nhận thua lỗ, gồm CTCP Đầu tư Phát triển Nhà và Đô thị Vinaconex (Vinahud, MCK: VHD), CTCP Xây dựng Đà Nẵng, Công ty TNHH Vina Sanwa, CTCP Vận tải Vinaconex, CTCP Xây dựng số 11 (MCK: V11), CTCP Xây dựng số 9 (MCK: VC9) và CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh (MCK: QTP).
Vinaconex đã hoàn tất chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại nhiều doanh nghiệp, trong đó có CTCP Nhiệt điện Quảng Ninh.
Cùng với việc gia tăng thế mạnh trong lĩnh vực bất động sản, Vinaconex cho biết vẫn sẽ tiếp tục tái cấu trúc bộ máy theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Cụ thể, trong báo cáo thường niên năm 2020, Vinaconex đề ra chủ trương thu gọn danh mục đầu tư, thoái vốn tại các doanh nghiệp không hiệu quả, công ty yếu kém, không có khả năng phục hồi hoặc các công ty không cần nắm giữ vốn hoặc tỉ lệ nắm giữ vốn quá ít, không có quyền tham gia quản trị điều hành để tập trung tài chính cho 3 trụ cột mũi nhọn là xây dựng, bất động sản và đầu tư tài chính.
Hiện nay, Vinaconex đang nắm giữ nhóm các công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mang lại tỉ suất lợi nhuận cao, ổn định như năng lượng, nước sạch, giáo dục, xuất khẩu lao động... Thời gian tới, Vinaconex sẽ tiếp tục thực hiện M&A nhằm mở rộng quy mô, gia tăng vị thế đối với các lĩnh vực này.
Ngoài ra, Vinaconex sẽ tiếp tục tiến hành tái cấu trúc phần vốn tại Nhà máy Xi măng Cẩm Phả, EVN quốc tế, một số dự án BOT để tạo nguồn lực tài chính, thực hiện M&A các dự án bất động sản đã cơ bản hoàn thiện thủ tục pháp lý để có thể vừa triển khai thực hiện nhanh chóng, vừa tạo quỹ đất dự trữ cho các năm tiếp theo; từng bước nâng cao tỉ trọng giá trị đầu tư trong cơ cấu doanh thu và lợi nhuận của Vinaconex. Dự kiến quy mô đầu tư vốn của Vinaconex vào các dự án trong thời gian tới sẽ lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Theo đó, trong năm này, Vinaconex cũng tăng phần vốn góp tại nhiều đơn vị, gồm Công ty TNHH Một thành viên Vinaconex Đầu tư, Công ty TNHH Một thành viên Vinaconex Xây dựng, CTCP Đầu tư và dịch vụ đô thị Việt Nam (Vinasinco) và CTCP Đầu tư và phát triển du lịch Vinaconex (Vinaconex ITC; MCK: VCR) đồng thời, nhận chuyển nhượng thêm cổ phần tại CTCP Vinaconex 25 (VCC).
Ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, doanh thu cả năm 2021 của Vinaconex tăng nhẹ so với năm 2020, đạt 5.743 tỷ đồng. Nhà thầu xây dựng này báo lãi 531 tỷ đồng, giảm 69% so với năm trước. Năm 2021, công ty đặt kế hoạch doanh thu hợp nhất 12.230 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 1.000 tỷ đồng. Như vậy, kết thúc năm 2021, Vinaconex chỉ thực hiện được 57% mục tiêu về doanh thu và 53% chỉ tiêu lợi nhuận cả năm.
Trên thị trường, cổ phiếu VCG đang giao dịch trong vùng giá 43.550 đồng/cổ phiếu trong phiên sáng ngày 31/3.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy