Tin liên quan
Như đã đưa tin trước đó, vào lúc hơn 8h sáng qua (15/1), ở Km 21+300, xã Ngọc Liệp, huyện Quốc Oai, Hà Nội đã xảy ra sự cố vỡ đường ống truyền tải nước sạch. Tuy nhiên, đến 20h cùng ngày đoạn đường ống nước sạch sông Đà bị vỡ đã được khắc phục, hơn 70.000 hộ dân thủ đô được cấp nước trở lại.
Với mục đính duy trì cấp nước ổn định của tuyến ống hiện tại và đáp ứng nhu cầu cung cấp ổn định nước sinh hoạt cho nhân dân Thủ đô và vùng lân cận, trong năm 2015 Vinaconex và chủ đầu tư Viwasupco đang lên kế hoạch triển khai các mũi thi công giai đoạn 2 của dự án xây dựng 21 km tuyến ống truyền tải chính đường kính 1.800 mm, nâng công suất của hệ thống lên 600.000m3/ngày đêm, theo đúng phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ
Hậu sự cố vỡ đường ống nước lần thứ 10, Vinaconex gấp rút triển khai dự án tuyến đường ống mới trước Tết Ất Mùi. (Ảnh minh hoạ)
Dự kiến tuyến ống này sẽ được khởi công trước Tết Ất Mùi, sau đó sẽ triển khai đồng loạt toàn tuyến với 6-8 mũi thi công để sau 12 tháng hoàn thành phân kỳ 1 trong năm 2015 để bổ sung thêm khoảng 40 nghìn m3 nước sạch/ngày đêm về trung tâm thành phố, đáp ứng nhu cầu bức xúc về thiếu nước và đảm bảo an ninh cấp nước cho Hà Nội. Các hạng mục tuyến ống còn và công trình sẽ tiếp tục được đầu tư từ 2016 đến 2019 theo đúng tiến độ trong quy hoạch cấp nước đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Hiện các công tác chuẩn bị đầu tư bao gồm về cơ bản hoàn tất các thủ tục đầu tư; thu xếp nguồn vốn, công tác khảo sát, thiết kế, bản vẽ thi công, chuẩn bị phát hành hồ sơ mời thầu quốc tế lựa chọn các đơn vị đơn vị cung cấp vật liệu và phụ kiện đồng bộ, lên kế hoạch triển khai các mũi thi công cho Phân kỳ 1 Giai đoạn 2 của Dự án (triển khai xây dựng 21 km tuyến ống truyền tải chính (đường kính 1800mm) từ Cổng viện phim về đến cầu chui dân sinh km 9+656 thuộc Phân kỳ 1 của Dự án giai đoạn 2) đang được gấp rút triển khai.
Về vật liệu sử dụng trong hệ thống truyền tải, chủ đầu tư đã chọn lựa phương án sử dụng ống gang dẻo, đây là vật liệu truyền thống có nhiều tính năng kỹ thuật ưu việt, đã được sử dụng trong nhiều dự án cấp nước của Việt Nam; có thời gian thi công ngắn, giúp cho dự án sớm được đưa vào khai thác để tăng sản lượng nước cấp về Thành phố và hỗ trợ nâng cao độ an toàn cho tuyến ống số 1.
Tổng mức đầu tư cho hạng mục tuyến ống nêu trên là khoảng 1.200 tỷ đồng, trong đó vốn tự có của doanh nghiệp chiếm 15% (khoảng 180 tỷ đồng), vốn vay 85% (khoảng 1020 tỷ) (Dự án không sử dụng nguồn vốn từ ngân sách nhà nước).
Hiện đã có Ngân hàng cam kết cho Chủ đầu tư vay 85% vốn để thực hiện dự án với thời gian cho vay dự kiến là 18 năm, thời gian ân hạn bằng thời gian thi công dự án.
Trước đó, tuyến đường ống nước sông Đà do Tổng công ty cổ phần Vinaconex làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 1.500 tỷ đồng, được đưa vào hoạt động từ năm 2008, có công suất 300.000 m3 nước/ngày đêm. Trong 7 năm qua, đường ống đã 10 lần vỡ hoặc gặp sự cố, ảnh hưởng đến 7 vạn hộ dân ở thủ đô Hà Nội.
Nên đọc
Diệu Ly
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy