Cải tạo công trình đã sử dụng gần 20 năm
Liên quan đến dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo các phòng họp, phòng khánh tiết Tỉnh ủy Vĩnh Phúc đang khiến dư luận quan tâm, trao đổi với PV, ông Lê Duy Thành, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, hầu hết các cơ quan công sở của Vĩnh Phúc đều được xây dựng cách đây gần 20 năm (kể từ năm tỉnh được tái lập - 1997), các trang thiết bị và hạ tầng phòng họp đều đã cũ kỹ, xuống cấp cần phải cải tạo.
Ông Thành không quên nhắc lại, khi đó (thời điểm mới tái lập tỉnh – PV) Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh nghèo nhất cả nước. Năm đầu tiên, chỉ số kinh tế đứng thứ 57/61 tỉnh, thành và tổng thu ngân sách cũng chỉ đạt 80 tỷ đồng, đến năm thứ 2 lên được 100 tỷ đồng. Trong những năm đầu tái lập tỉnh, mặc dù khó khăn, nhưng vì yêu cầu nhiệm vụ vẫn phải hoàn thành các trụ sở làm việc trong đó có trụ sở Tỉnh uỷ.
“Nhắc lại quá khứ để thấy hiện tại thực tế rằng, sau khoảng thời gian 20 năm, đến bây giờ Vĩnh Phúc đã có sự thay đổi rất lớn, tổng thu ngân sách đạt 33 nghìn tỷ/năm, cao gấp hơn 300 lần so với thời điểm năm 1997, thu nhập bình quân đầu người tăng 35 lần. Các chỉ số về kinh tế đã thay đổi rất nhiều. Trong khi đó, trụ sở Tỉnh uỷ Vĩnh Phúc vẫn nguyên vẹn”, ông Thành bộc bạch.
Sau gần 20 năm sử dụng, nhiều cơ sở vật chất trong các trụ sở tỉnh Vĩnh Phúc đã cũ kỹ, xuống cấp.
Cũng theo ông Thành, ngoài vấn đề an sinh xã hội được tỉnh trú trọng, đầu tư hàng nghìn tỷ đồng vào các công trình bệnh viện, trường học..., việc xây dựng bộ máy chính quyền cũng xác định cần cải tạo tất cả trụ sở, cơ sở vật chất sau một thời gian dài xuống cấp. Trong đó, trụ sở Tỉnh ủy là một trong số các bộ phận cơ quan công quyền phải sửa.
Trả lời cho câu hỏi của PV vì sao phải cải tạo phòng họp, phòng khách tiết, phòng họp Ban Thường vụ Tỉnh uỷ ở thời điểm này? Ông Thành cho hay: “Chúng tôi cũng xác định, trải qua thời gian như thế (khoảng 20 năm – PV), cơ sở vật chất của trụ sở cũng xuống cấp và cần được cải tạo. Cơ quan Tỉnh ủy là một trong những cơ quan cuối cùng được đưa vào kế hoạch cải tạo, còn các cơ quan khác cơ bản đã sửa rất nhiều. Chính vì thế, UBND tỉnh đã lên kế hoạch sửa chữa và trình HĐND tỉnh. Sau đó HĐND tỉnh có Nghị quyết dành một phần ngân sách để sửa theo đề xuất”.
“Bàn về tính tất yếu phải sửa, có thể nói, trụ sở Tỉnh ủy đến thời điểm này buộc phải sửa, không thể không sửa được. Nộp ngân sách đứng thứ 6 cả nước, bình quân mỗi năm tỉnh Vĩnh Phúc phải tiếp khoảng 270 đoàn khách, trong đó lượng khách nước ngoài cũng rất nhiều. Hiện nay trên địa bản tỉnh có hơn 200 nhà đầu tư đến từ 20 quốc gia. Trong khi đó không thể cứ mãi dùng bộ bàn ghế cũ, phòng họp cũ, thiết bị cũ, đã xuống cấp để tiếp đón, đối ngoại phục vụ phát triển kinh tế được. Tất cả mọi thứ đã không còn phù hợp cho nên cần cải tạo là tất yếu”, ông Thành nhấn mạnh.
Tổng mức đầu tư mới chỉ là phê duyệt dự án
Liên quan đến tổng mức tiền đầu tư vào dự án, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc Lê Duy Thành thông tin: “Trước khi có dư luận tôi cũng đã giao cho các cơ chức năng kiểm tra, rà soát và đi đến khẳng định, tổng mức đầu tư ban đầu đưa ra là 29,5 tỷ đồng. Sau khi gửi lên cấp trên, các cơ quan chức năng đã xem xét rất kỹ về việc cắt giảm những hạng mục không cần thiết, tận dụng lại các thiết bị cũ còn sử dụng được, nên đã cắt giảm hơn 11 tỷ đồng (tức hơn 40%), còn lại 17,9 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, đối chiếu với tất cả các định mức trong đó có định mức phòng họp, định mức diện tích công sở, định mức kinh tế kỹ thuật,… các sở chuyên ngành đã khẳng định áp dụng đúng”.
Trước thắc mắc của dư luận vì sao chi đến 18 tỷ đồng cho việc cải tạo, ông Thành cho hay: “Về diện tích, nói là phòng họp nhưng thực chất nó bao gồm 1 hệ thống các phòng họp, phòng khánh tiết, phòng tiếp khách, phòng chuẩn bị, phòng vệ sinh và các phòng làm việc để phục vụ cho phòng họp. Nó liên hoàn với nhau chứ không phải một phòng. Chỉ tính riêng phòng khánh tiết đã hơn 300m2. Tổng diện tích các phòng họp, các khu vực, hành lang rơi vào khoảng gần 1.000m2.
Vì thế, tổng mức đầu tư của dự án là 17,9 tỷ đồng bao gồm cả sửa chữa, xây lại một số phần cần thiết, cả mua sắm trang thiết bị, bàn ghế phục vụ cho họp, cho kết nối phòng họp. Theo định mức, cái này cũng bao gồm cả tiền dự phòng, tiền chi phí thiết kế, chi phí ban quản lý dự án theo định mức”.
Ông Thành cũng cho biết thêm: “Tổng mức đầu tư đó mới chỉ khái toán ở bước phê duyệt dự án, còn con số cụ thể vẫn còn phải qua 1 bước nữa là lập thiết kế bản vẽ thi công và lập dự toán. Bước này sẽ được các cơ quan chuyên ngành thẩm định. Đó mới là bước chi tiết cụ thể”.
Thông tin từ UBND tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, tỉnh Vĩnh Phúc trong nhiều năm qua, đã và đang đặc biệt quan tâm đến các dự án đầu tư trong lĩnh vực an sinh xã hội, đã dành nguồn lực rất lớn để thực hiện. Hiện đang thực hiện nhiều công trình lớn như: Bệnh viên sản nhi hơn 1 nghìn tỷ đổng; Bệnh viện đa khoa giai đoạn 1 giá trị 700 tỷ đồng đã gần hoàn thành, giai đoạn 2 hơn 700 tỷ đồng đang được chuẩn bị khởi công; Bệnh viện đa khoa khu vực Phúc Yên, các bệnh viện tuyến huyện như Vĩnh Tường, Yên Lạc, Sông Lô cũng đang triển khai và mỗi bệnh viện tuyến huyện đó phải hàng trăm tỷ đồng; toàn bộ hệ thống y tế cấp xã đã được đầu tư và năm 2019 cũng phải hoàn thiện. Các trường mầm non cấp 1, cấp 2, cấp 3 cũng hoàn thiện và đến năm 2019 hoàn thành đưa vào sử dụng xong chương trình 1.000 phòng học cho các cháu mầm non. Về xây dựng Nông thôn mới, đã quan tâm, dành nguồn lực lớn để đầu tư, hỗ trợ, đến nay đã hoàn thành 104 xã, đạt tỷ lệ 92,85%. Ngoài ra, các dự án an sinh xã hội, các tuyến đường kết nối giữa các trung tâm với huyện, thành thị, năm 2019 cũng được dành nhiều nghìn tỷ đồng để tập trung. Vì thế, dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo phòng họp Ban Thường vụ, phòng họp Ban Chấp hành, Phòng Khánh tiết Tỉnh ủy Vĩnh Phúc chỉ là 1 dự án rất rất nhỏ về sửa chữa trong rất nhiều dự án mà tỉnh Vĩnh Phúc đang triển khai. Sau khi có thông tin phản ánh trên báo chí, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã rất lắng nghe, cầu thị và đã chỉ đạo các cơ quan liên quan rà soát tổng thể toàn bộ các nội dung của dự án, báo cáo lại với UBND tỉnh. Ngày 29/11/2018, UBND tỉnh Vĩnh Phúc có Quyết định số 2975 về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình cải tạo phòng họp Ban Thường vụ, phòng họp Ban Chấp hành, Phòng Khánh tiết Tỉnh ủy Vĩnh Phúc. Tổng mức đầu tư của dự án gần 18 tỷ đồng (17.955.812000 đồng). Nguồn kinh phí được lấy từ kinh phí sự nghiệp năm 2018. Thời gian thực hiện 2018- 2019. Mục đích dự án nhằm cải tạo nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng hiệu quả trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành công việc của cơ quan Tỉnh ủy. Tổng mức đầu tư các hạng mục sửa chữa cụ thể: Chi phí xây dựng 6,99 tỷ đồng; chi phí thiết bị: 6,973 tỷ đồng; chí phí quản lý dự án: 430 triệu đồng; chi phí tư vấn xây dựng 926,7 triệu đồng; chi phí khác 738 triệu đồng; chi phí dự phòng 1,892 tỷ đồng. Dự án chủ yếu là cải tạo, tháo dỡ, thay thế những thiết bị nội thất hư hỏng. Thay thế hệ thống điện, tháo dỡ và sửa chữa phòng vệ sinh… |
NĐT
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy