Sắc xanh trở lại, thị trường có phiên giao dịch tỷ đô
Kết thúc tuần giao dịch đầy sóng gió, thị trường chứng khoán Việt Nam lại có thêm một phiên phục hồi mạnh từ phiên chiều. VN-Index đã có lúc rơi xuống thấp nhất 1.287 điểm nhưng kết phiên tăng lên tới 1.313 điểm, tăng hơn 12 điểm (+0,93%) so với phiên hôm qua. Tương tự, HNX-Index và UPCoM-Index tăng lần lượt 0,58% và 0,63% so với phiên hôm qua.
Số lượng cổ phiếu tăng cao áp đảo. Toàn sàn có 520 mã tăng giá, 99 mã tăng kịch biên độ, trong khi chỉ có 270 mã giảm và 24 mã giảm sàn. Trên sàn HoSE, nhóm cổ phiếu vốn hoá lớn hồi phục chậm hơn nhóm vốn hoá vừa và nhỏ. VN30-Index chỉ tăng 6,12 điểm (+0,43%), trong khi VNMid-Index và VNSML-Index đều tăng trên 1,5%.
Thị trường chứng khoán Việt Nam hồi phục mạnh trong phiên chiều
Nhóm ngân hàng khá phân hoá nhưng nhìn chung sắc đỏ áp đảo. Dòng cổ phiếu vua ghìm đà tăng của thị trường. Trên sàn HNX, SHB đóng góp 0,43 điểm giảm và là yếu tố tác động tiêu cực nhất đến chỉ số. Tuy nhiên, nhiều cổ phiếu tăng mạnh như PVI (+6,75%), IDC (+4,1%), PLC (+9,88%)… đã kéo chỉ số tăng bất chấp cú giảm có ông lớn vốn hoá SHB. Còn trên sàn HoSE, 8/10 cổ phiếu kéo chỉ số gỉam nhiều nhất đều ở nhóm ngân hàng, dẫn đầu lần lượt là LPB, TCB, HDB, ACB, VIB… Cổ phiếu LienvietPostBank rơi mạnh phiên ATC và bất ngờ giảm gần 4,2% trong hôm nay. Dù vẫn xuất hiện một vài đốm xanh, nhóm ngân hàng vẫn bị tụt lại khi các cổ phiếu đều đồng loạt hồi phục.
Nhóm cổ phiếu ngành dược, thuỷ sản và bảo hiểm gây chú ý khi đồng loạt tăng mạnh. Một số cổ phiếu bảo hiểm tăng trên 6% như BIC, MIG và PVI. Cổ phiếu ngành dược như DHG, DMC… cũng tăng kịch biên độ. Còn với nhóm thuỷ sản, đây đã là phiên hồi phục thứ ba liên tiếp. Trong một báo cáo gần đây, Chứng khoán BIDV cho rằng một số ngành có thể hưởng lợi từ kỳ vọng về mối quan hệ thương mại và đầu tư giữa Việt Nam và Mỹ - nền kinh tế có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam như thuỷ sản, dệt may hay thép, cảng biển.
Điểm sáng của thị trường hôm nay còn là sự phục hồi đáng kể của thanh khoản. Giá trị giao dịch trên ba sàn đã tăng lên 26.270 tỷ đồng. Trong đó, thanh khoản sàn HoSE đã hồi phục về mức trên 21.400 tỷ đồng. Khối ngoại tiếp tục bán ròng trên cả sàn HoSE và HNX. Tổng giá trị bán ròng ngang ngửa phiên hôm qua (376 tỷ đồng). Cổ phiếu VJC của hãng hàng không Vietjet bị bán mạnh nhất (gần 235 tỷ đồng). Trong khi, ở chiều ngược lại, VHM được khối ngoại quay lại mua ròng. Một số cổ phiếu ngân hàng được mua ròng như MBB, STB hay CTG. Tuy vậy, MBB và CTG vẫn giảm lần lượt 0,36% và 0,16%.
Top 10 vốn hoá toàn sàn chỉ còn ba ngân hàng
Sau giai đoạn tăng giá mạnh mẽ, nhóm ngân hàng cũng là dòng cổ phiếu bị điều chỉnh mạnh. Ngay ở top 10 cổ phiếu dẫn đầu về vốn hoá thị trường, chỉ còn ba ngân hàng trụ lại gồm Vietcombank, Techcombank và BIDV. "Ông lớn" ngân hàng có vốn nhà nước là VietinBank cũng bị đá bật ra khỏi nhóm này trong tuần qua. Vốn hoá của BIDV cũng không giữ được cách biệt an toàn và có thể đối diện nguy cơ ra khỏi top 10 nếu giảm thêm trong tuần tới. Dù vậy, Vietcombank vẫn đang giữ ngôi vương vốn hoá với giá trị đạt 362.728 tỷ đồng.
Top 10 vốn hoá thị trường chỉ còn sự xuất hiện của 3 ngân hàng
Tác giả: Thanh Thủy
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy