Thị trường chứng khoán trong nước tưởng chừng sẽ nối dài đà tăng điểm và bứt phá cột mốc mới khi vượt mức 1.292 điểm ngay đầu phiên giao dịch ngày 26/8. Tuy nhiên, đến nửa cuối phiên sáng và suốt phiên chiều, VN-Index dần tỏ ra hụt hơi và quay đầu đảo chiều nhẹ.
Chốt phiên, VN-Index giảm 6,31 điểm (-0,49%) xuống 1.282,57 điểm; HNX giảm 2,37 điểm (-0,78%) xuống 299,5 điểm; UPCoM giảm 0,79 điểm (-0,84%) xuống 92,8 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 19.100 tỷ đồng, nhỉnh hơn phiên 25/8 khoảng 1.000 tỷ đồng.
Tổng cộng, thị trường ghi nhận 266 mã tăng giá, 704 mã đứng giá, 563 mã giảm giá, 38 mã nằm sàn và 43 mã tăng trần.
Rổ cổ phiếu vốn hóa lớn VN30 chứng kiến 22 mã giảm giá, áp đảo hoàn toàn 7 mã tăng giá và 1 mã đứng giá. Thanh khoản cả phiên đạt 5.454 tỷ đồng.
Phe bán kiểm soát hoàn toàn phiên 26/8. Ảnh: DNSE.
Đáng chú ý, nhóm cổ phiếu tăng giá xuất hiện sự phân hóa rõ ràng về nhóm ngành khi dàn trải từ ngân hàng, bất động sản, bán lẻ, công nghệ cho đến dầu khí. MWG (CPCP Đầu tư Thế giới Di động) nổi trội hơn cả khi tăng tới 5,6% lên 72.200 đồng/cổ phiếu. Một số mã khác như POW, FPT, VCB, KDH, SAB, BID tăng khiêm tốn 0,3-1,1%.
MWG cũng là trụ đỡ trong phiên hôm nay, bên cạnh VCB, EIB, FPT, BID, VGC, POW, NLG, SAB, PNJ. Ở chiều ngược lại, hàng loạt cổ phiếu tiêu biểu như VIC (-1,4%), VHM (-1,1%), GAS (-1,1%), VNM (-1,1%), HPG (-1,5%), VPB (-1,1%), CTG (-0,9%), STB (-2,1%), MSN (-0,5%), VRE (-1,2%) tác động tiêu cực đến chỉ số chính.
MWG ghi nhận giá trị giao dịch lớn nhất phiên, khoảng 778,2 tỷ đồng. Các vị trí còn lại thuộc về SSI (585,4 tỷ đồng), VPB (485,6 tỷ đồng), VND (462,1 tỷ đồng). Giá trị giao dịch của cổ phiếu “quốc dân” HPG (CTCP Tập đoàn Hòa Phát) chỉ đạt 391 tỷ đồng.
Cũng nhờ MWG, ngành bán lẻ có mức tăng trưởng tốt nhất phiên. Trong nhóm này còn có VGC (Tổng công ty Viglacera) tăng 1,45%, CIA (CTCP Dịch vụ Sân bay Quốc tế Cam Ranh) tăng 3,17%, CCI (CTCP Đầu tư Phát triển Công nghiệp Thương mại Củ Chi) tăng 5,9%, PNC ( CTCP Văn Hóa Phương Nam) tăng 6,88%.
MWG là cổ phiếu được giao dịch tích cực nhất. Ảnh: VNDirect.
Ngành bảo hiểm cũng giữ được sắc xanh nhờ sự áp đảo của số lượng mã đứng và tăng giá. Tiêu biểu nhất là BIC (Bảo hiểm BIDV) tăng 2,01%, MIG (Bảo hiểm Quân đội) tăng 0,43% hay PVI (CTCP PVI) tăng 0,62%.
Nhờ sự gánh đỡ của cổ phiếu FPT khi tăng 1,04%, ngành công nghiệp thông tin vẫn giữ được sắc xanh. Tương tự, ngành sản xuất phụ trợ được một số mã tiêu biểu như PNJ, TLG, HTP hỗ trợ.
Đặc biệt, cổ phiếu “họ FLC” sau thông tin FLC Faros bị hủy niêm yết từ ngày 5/9 cùng việc ông Trịnh Văn Quyết bị cáo buộc tăng vốn khống liên tục nằm sàn. Song, ART và KLF dù chịu áp lực bán tháo lớn vẫn xuất hiện dòng tiền mua vào,
Khối ngoại trong phiên hôm nay bán ròng 62,2 tỷ đồng, tập trung vào VIC (24,23 tỷ đồng), EIB (23,26 tỷ đồng), VJC (22,22 tỷ đồng), SSI (20,94 tỷ đồng). Mặt khác, VHC được gom ròng 53,21 tỷ đồng, VNM là 24,15 tỷ đồng, các mã còn lại như HDB, NLG, CTG chỉ nhận lượng mua ròng trên dưới 15 tỷ đồng.
Tác giả: Minh Khánh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy