Thị trường chứng khoán Việt Nam mở cửa phiên giao dịch 11/3 khá ổn định khi VN-Index giằng co quanh mốc tham chiếu. Tuy nhiên chỉ số suy yếu về cuối phiên chiều khi lực bán dâng cao.
VN-Index có thời điểm đã mất gần 20 điểm trước khi kịp hồi phục trong phiên ATC. Chỉ số đóng cửa còn giảm 12,54 điểm (-0,85%) về 1.466,54 điểm.
Tương tự, trên sàn HNX-Index cũng bị bán mạnh về cuối phiên khi giảm 5,44 điểm (-1,22%) về 442,2 điểm. UPCoM-Index đảo ngược cuối phiên khi tăng nhẹ 0,07% lên 115,37 điểm.
Toàn thị trường ngập trong sắc đỏ khi lực bán dâng cao. Tổng số mã giảm giá trong phiên cuối tuần là 704, trong khi chỉ có 429 mã tăng giá.
VN-Index bị bán mạnh về cuối phiên. Đồ thị: TradingView.
Đà bán xuất hiện trên toàn thị trường nhưng nhóm vốn hóa lớn có tác động tiêu cực hơn. Rổ VN30 ghi nhận mức giảm 13,1 điểm (-0,88%) với 22/30 mã giảm giá.
Nhóm cổ phiếu dầu khí có diễn biến xấu nhất trước áp lực chốt lời sau giai đoạn bứt phá. Hôm nay GAS mất 4,7% về 112.900 đồng là mã gây tiêu cực nhất lên chỉ số.
Bên cạnh đó PLX của Petrolimex cũng giảm 5,4% còn 58.000 đồng. Một số mã dầu khí khác thậm chí đã giảm kịch sàn như PVB, PVC, PVO, PVA hay PCG giảm 8,3%, CNG mất 5,9%...
Cổ phiếu hàng hóa cũng bị chốt lời mạnh mẽ. Nhóm cổ phiếu than như TC6, TDN, NBC, HLC đều đã nằm sàn và các mã MDC mất 8,7%, THT giảm 9%...
Cổ phiếu ngành thép bị bán tương đối mạnh chẳng hạn HPG và HSG giảm 3,2%, NKG và TLH mất 2,4%. Cổ phiếu nhóm là NSH và TKU giảm 3,4%. Cổ phiếu liên quan đến kim loại nickel là PC1 cũng mất 4,7% giá trị.
Ở chiều ngược lại đáng chú ý là cổ phiếu phân bón vẫn tiếp tục bứt phá khi nguồn cung thế giới vẫn bị thắt chặt. DPM tăng 3,9%, DCM tăng 3,7% hay thậm chí BFC còn tăng 6,6%.
Nhiều cổ phiếu ngành gỗ vẫn bật tăng hết biên độ như PTB, GDT, GTA, TTF. Trong đó TTF dẫn đầu về thanh khoản với gần 16,5 triệu cổ phiếu được khớp lệnh và còn hàng trăm đơn vị dư mua trần. Nhóm này dự kiến được hưởng lợi khi nguồn cung từ Nga bị thắt chặt.
Ngoài ra nhóm cổ phiếu liên quan đến đầu tư công cũng giao dịch khởi sắc với HT1 tăng kịch trần, KSB (+1,8%), PLC (+2,6%), BCC (+5,3%)...
Nước ngoài vẫn nối dài chuỗi bán ròng 545 tỷ đồng trên HoSE hôm nay. Các mã bị xả lớn nhất vẫn là các cái tên quen thuộc như MSN (-150 tỷ), VND (-124 tỷ), DXG (-70 tỷ) và HPG (-45 tỷ).
Top cổ phiếu có tác động lớn nhất lên VN-Index. Nguồn: VNDirect.
Tại thị trường quốc tế, chứng khoán Mỹ ngày 10/3 giảm điểm khi các cuộc đàm phán hòa bình Nga - Ukraine thất bại và số liệu lạm phát tháng 2 lập đỉnh 40 năm.
Dow Jones hôm qua giảm 112 điểm (-0,34%). S&P 500 mất 0,43% xuống 4.260 điểm và Nasdaq giảm 0,95% còn 13.130 điểm.
Giá dầu Brent tương lai giảm 1,81 USD, tương đương 1,6%, xuống 109,33 SSD/thùng, trong phiên có lúc giảm tới 6,5%. Giá dầu WTI tương lai giảm 2,68 USD, tương đương 2,5%, xuống 106,02 USD/thùng.
Trước phiên giao dịch, Chứng khoán Rồng Việt nhận định thị trường khả năng tiếp tục suy yếu trong thời gian tới. Nhà đầu tư vẫn nên thận trọng trước rủi ro tiềm ẩn của thị trường và giữ tỷ trọng danh mục ở mức an toàn.
Yuata Việt Nam cũng nhận thấy dòng tiền vẫn suy yếu tại các nhịp tăng của thị trường cho thấy các nhà đầu tư chưa sẵn sàng quay trở lại.
Xu hướng ngắn hạn của thị trường vẫn duy trì ở mức trung tính. Do đó nhà đầu tư ngắn hạn có thể duy trì tỷ trọng cổ phiếu cao trong danh mục với tỷ trọng 55-60% danh mục.
Tác giả: Huy Lê
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy