Theo báo cáo của VNDirect, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã nới hạn mức tín dụng cho 18 ngân hàng thương mại vào đầu tháng 9 với ưu tiên cho các đơn vị có cơ cấu tín dụng lành mạnh.
Theo hạn mức tín dụng mới của các ngân hàng (chiếm 80% tín dụng hệ thống), tổng tăng trưởng tín dụng sẽ đạt gần 13% vào cuối năm - tiệm cận mục tiêu 14% của NHNN. Con số này vẫn chưa tính 20% thị phần tín dụng còn lại.
"Với mục tiêu hàng đầu là kiểm soát lạm phát và ổn định vĩ mô, chúng tôi nhận thấy sẽ ít có khả năng các ngân hàng được nhận thêm hạn mức tín dụng từ giờ cho đến hết năm", chuyên gia VNDirect nhận định.
Tín dụng toàn ngành đã tăng mạnh 9,91% so với đầu năm tính đến cuối tháng 8 (cùng kỳ chỉ tăng 7,45%), tuy nhiên đà tăng đã chậm lại khi chỉ có thêm 0,47% trong quý II. Tăng trưởng chậm lại rõ rệt khi kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô vẫn đang là ưu tiên hàng đầu.
Chuyên gia VNDirect đánh giá dù đã điều chỉnh hạn mức nhưng mục tiêu của NHNN vẫn là duy trì mục tiêu tăng trưởng tín dụng ở 14%, điều đó thấy sự thận trọng của cơ quan quản lý trước những biến động và rủi ro có thể xảy ra.
Chẳng hạn như Fed chắc chắn sẽ tiếp tục tăng lãi suất vào cuối năm nay, đồng USD tăng giá mạnh gây áp lực lên tỷ giá hối đoái và áp lực lạm phát. Ngoài ra NHNN còn muốn ngăn chặn cuộc chạy đua tăng lãi suất tiền gửi giữa các ngân hàng.
Lãi suất tiền gửi ở mức thấp nhất lịch sử kể từ năm 2020 đã tạo điều kiện cho chi phí vốn của các ngân hàng giảm mạnh trong giai đoạn đó. Tuy nhiên điều này sẽ không còn duy trì kể từ nửa cuối năm 2022 trở đi.
Một phần do lượng lớn tiền đồng được rút ròng khỏi hệ thống ngân hàng khi NHNN đẩy mạnh hút ròng thông qua bán tín phiếu và ngoại tệ trong tháng 8, chính sách giảm áp lực tỷ giá và nhu cầu huy động vốn tăng lên trong nửa cuối năm 2022.
VNDirect kỳ vọng lãi suất liên ngân hàng sẽ hạ nhiệt trong những tuần tới, nhưng lãi suất qua đêm vẫn dao động ở mức cao 4-5%. Lãi suất huy động sẽ tăng 30-50 điểm cơ bản vào năm 2022.
Về tiền gửi không kỳ hạn, hầu hết ngân hàng đều ghi nhận giảm vào cuối quý II do khách hàng đã rút tiền nhàn rỗi để tài trợ cho hoạt động kinh doanh trong bối cảnh tín dụng hạn chế, do đó VNDirect dự báo dòng tiền này sẽ không quay trở lại sớm trong hệ thống của ngân hàng.
Nói thêm về kênh trái phiếu doanh nghiệp, kể từ tháng 4, các cơ quan chức năng đã chỉ đạo thắt chặt giám sát việc phát hành trên kênh dẫn vốn này; đồng thời rà soát khung pháp lý để sửa đổi Nghị định 153/2020/NĐ-CP.
Tuy nhiên việc thay đổi theo những sửa đổi mới sẽ không thể hoàn thiện “một sớm một chiều” mà sẽ cần thời gian để ổn định. Do đó, đơn vị phân tích cho rằng thị trường trái phiếu sẽ còn tăng trưởng chậm cho đến ít nhất là sang năm sau.
Điều đó sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng tín dụng và NIM nửa cuối năm nay của các ngân hàng, đặc biệt là các đơn vị có tỷ trọng trái phiếu lớn. Hầu hết ngân hàng đã đẩy mạnh hoạt động cho vay bán lẻ kể từ quý II để cân bằng rủi ro chất lượng tín dụng/tài sản và tối ưu NIM.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy