Giao dịch dự kiến được thực hiện theo phương thức khớp lệnh/thỏa thuận, từ ngày 6/7 đến 4/8/2023. Mục đích giao dịch là cơ cấu tài chính cá nhân.
Hiện tại, cổ phiếu NLG đang giao dịch quanh mức giá 33.000 đồng (ngày 6/7). Tạm tính theo mức thị giá hiện tại, giao dịch này giúp bà Ngọc thu về khoảng 82,5 tỷ đồng. Nếu giao dịch trên thành công, tỷ lệ sở hữu của vợ Chủ tịch tại Nam Long sẽ giảm từ 16,3 triệu đơn vị (4,25% vốn) xuống còn gần 14 triệu cổ phiếu (3,6% vốn).
Thời gian gần đây, vợ Chủ tịch Nam Long đang liên tục có động thái thoái bớt vốn. Ảnh minh họa.
Thời gian gần đây, bà Ngọc đang liên tục có động thái thoái bớt vốn. Cá nhân này vừa báo cáo bán xong 2 triệu cổ phiếu NLG trong khoảng thời gian từ ngày 27/3 - 4/4. Sau giao dịch, tỷ lệ sở hữu của bà Ngọc tại Nam Long đã giảm từ 4,78% còn 4,25% vốn điều lệ doanh nghiệp, tương đương số lượng cổ phiếu bà Ngọc nắm giữ giảm từ 18,3 triệu còn 16,3 triệu cổ phiếu.
Trước đó, ông Nguyễn Xuân Quang cũng đã bán ra 2 triệu cổ phiếu NLG trong thời gian đăng ký từ 19/5 đến 8/6 và thu về khoảng 65 tỷ đồng theo giá thị trường. Sau khi bán ra, tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu NLG của ông Quang giảm từ hơn 12% xuống còn 11,57% (44,45 triệu cổ phiếu). Trong thông tin đăng ký bán ra cổ phiếu, ông Nguyễn Xuân Quang thực hiện cấu trúc tài chính cá nhân.
Ông Văn Viết Sơn, Giám đốc điều hành Công ty Nam Long Land (thành viên NLG), cũng đã đăng ký bán 100.000 cổ phiếu NLG với mục đích cân đối tài chính cá nhân.
Ngoài ra, trong thời gian từ 27/6 đến 26/7, bà Ngô Thị Ngọc Liễu, mẹ của Thành viên HĐQT Cao Tấn Thạch cũng đăng ký bán bớt 800.000 cổ phiếu NLG trong tổng số 2,21 triệu cổ phiếu đang sở hữu nhằm mục đích cân đối tài chính cá nhân.
Về kết quả kinh doanh, quý 1/2023 Nam Long đạt hơn 235 tỷ đồng doanh thu, giảm khoảng 50% so với cùng kỳ chủ yếu đến từ bàn giao sản phẩm Flora và Valora thuộc dự án Mizuki (Bình Chánh). Doanh thu giảm và chi phí tài chính chưa được kiểm soát khiến lợi nhuận sau thuế trong quý của Nam Long giảm mạnh xuống 16 tỷ đồng.
Trong một diễn biến khác, chiều hôm qua (5/7), Thường trực HĐND Tp.HCM đã có phiên giải trình về công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho tổ chức và cá nhân tại các dự án nhà ở trên địa bàn.
Phiên giải trình này có mặt 5 doanh nghiệp bất động sản gồm: Công ty Cổ phần Tập đoàn Hưng Thịnh, Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn TNHH Một thành viên (Resco), Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long, Công ty Cổ phần Phát triển Nam Sài Gòn (Sadeco), Công ty Cổ phần Phát triển và Kinh doanh nhà (HDTC) và Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM (HoREA).
Tại phiên giải trình, lãnh đạo Sở Tài nguyên Môi trường Tp.HCM cho biết, theo thống kê chưa đầy đủ, giai đoạn từ ngày 1/7/2014 đến nay, Tp.HCM có 335 dự án được đưa vào sử dụng với hơn 191.000 căn nhà (gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ). Trong đó, hơn 110.000 căn nhà đã được cấp sổ hồng và còn lại hơn 81.000 căn nhà chưa được cấp.
Theo Ông Nguyễn Toàn Thắng – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Tp.HCM, hơn 81.000 nhà ở tại Tp.HCM chưa được cấp sổ hồng xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Trong đó, chủ yếu do vướng mắc về pháp lý, nghĩa vụ tài chính, thanh tra, điều tra, loại hình nhà ở mới, chủ đầu tư chậm nộp hồ sơ, chủ đầu tư vi phạm...
Tác giả: Hoài Thương
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy