Đó là một trong những chỉ đạo đáng chú ý của Chính phủ đối với Bộ Tài chính tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 5/2019 diễn ra cuối tuần qua.
Chỉ đạo trên của Chính phủ được đưa ra trong bối cảnh nền kinh tế, TTCK Việt Nam đang chịu những tác động từ sự căng thẳng thương mại Mỹ - Trung với những diễn biến khó lường.
Trên thực tế, căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế cũng như TTCK toàn cầu. Theo Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) ngày 22/5 đã hạ dự báo tăng trưởng kinh tế thế giới từ mức 3,3% xuống 3,2% cho năm 2019.
Tổ chức này cảnh báo, tăng trưởng kinh tế thế giới nói chung và hầu hết các quốc gia lớn nói riêng tiếp tục giảm tốc trong năm 2020. Tăng trưởng kinh tế của Mỹ năm 2019 và 2020 được dự báo lần lượt ở mức 2,8% và 2,3%; còn Trung Quốc được dự báo giảm xuống còn 6,2% và 6%. OECD hối thúc các quốc gia giải quyết tranh chấp thương mại để phục hồi tăng trưởng.
Bức tranh kinh tế thế giới có thêm những gam màu tối và khó lường đang ngấm rõ nét vào TTCK. Trong tuần 4 của tháng 5/2019, TTCK thế giới giảm điểm do ảnh hưởng của xung đột thương mại Mỹ - Trung cùng lo ngại suy giảm tăng trưởng kinh tế quay trở lại.
Ðáng chú ý, chứng khoán Mỹ giảm tuần thứ 5 liên tiếp, chuỗi giảm dài nhất kể từ năm 2011, trong đó nhóm cổ phiếu ngành công nghệ giảm mạnh. Nhiều TTCK châu Âu như Anh, Ðức… cũng trong tình cảnh giảm tương tự. Xu hướng giảm này lan sang TTCK châu Á.
Bối cảnh trên đã tác động đến TTCK Việt Nam, chỉ số VN-Index có diễn biến giảm điểm và khối nhà đầu tư nước ngoài có động thái bán ròng. Trong tuần 4 của tháng 5/2019, nếu loại trừ giao dịch trị giá 1 tỷ USD của Tập đoàn SK (Hàn Quốc) mua cổ phiếu VIC, thì khối ngoại bán ròng 28 triệu USD trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM trong cả 5 phiên giao dịch.
Từ đầu năm 2019 đến nay, khối ngoại mua ròng 715 triệu USD (431 triệu USD cổ phiếu và 284 triệu USD trái phiếu), giảm 58% so với cùng kỳ năm 2018, trong đó mua ròng cổ phiếu giảm 72%, còn mua ròng trái phiếu tăng 126%...
Bối cảnh trên là một trong những lý do để Chính phủ hối thúc Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán tăng cường theo dõi dòng vốn đầu tư gián tiếp qua kênh TTCK nhằm kiểm soát rủi ro thị trường.
Nếu rủi ro được kiểm soát tốt sẽ không chỉ giảm đi các tác động từ diễn biến kinh tế cũng như TTCK toàn cầu, mà TTCK còn có thể gia tăng sức hấp dẫn trong bối cảnh Việt Nam, với tư cách là một nền kinh tế trẻ, năng động, sức mua của thị trường lớn, đang là tâm điểm của nhiều nhà đầu tư chuyên nghiệp.
TTCK còn nhiều tiềm năng phát triển và đang trong giai đoạn theo dõi của các tổ chức xếp hạng quốc tế để nâng hạng lên thị trường mới nổi…
Theo Đầu tư chứng khoán
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy