Báo Tuổi trẻ đăng tải, sáng 28/3, bà Huỳnh Thị Chiến Hòa, trưởng Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa có văn bản gửi Ban Tuyên giáo Trung ương "đề nghị định hướng thông tin báo chí liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng giáo viên không được phân bổ chỉ tiêu tuyển dụng".
Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Lắk cho rằng đây là vụ việc phức tạp, liên quan đến việc làm, đời sống, tâm tư của nhiều người trên địa bàn huyện Krông Pắk và đang được các ngành chức năng tại địa phương quyết liệt giải quyết.
Trong thời gian chờ kết quả từ cơ quan chức năng, không nên để đối tượng xấu lợi dụng vấn đề làm phức tạp tình hình, gây mất an ninh trật tự.
Theo thống kê chưa đầy đủ, từ ngày 9 đến 21/3, có 36 bài viết của các báo về việc chấm dứt hợp đồng đối với các giáo viên không được phân bổ chỉ tiêu biên chế năm 2017.
Các giáo viên ở Krông Pắk lo lắng trước thông tin họ có thể mất việc vì huyện tuyển dư.
"Hiện nay thông tin về các giáo viên mất việc đang rất nóng, tạo áp lực rất lớn đến việc lãnh đạo, chỉ đạo giải quyết của cơ quan chức năng. Vì vậy tỉnh Đắk Lắk muốn dư luận về vụ việc lắng xuống, tạo điều kiện trong việc giải quyết sự việc", bà Hòa nói.
Cũng theo bà Hoà, các thông tin về giáo viên chạy việc mà các cơ quan báo chí đăng tải cần đợi cơ quan điều tra kết luận.
Thông tin trên báo Vietnamnet cho biết thêm, tại họp báo thường kỳ chiều 26/3, Chánh văn phòng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Thành cũng đã thông tin liên quan đến việc 500 giáo viên mất việc làm tại huyện Krông Pắk. Bộ đã có công văn đề nghị UBND tỉnh Đắk Lắk khẩn trương kiểm tra, rà soát, báo cáo về nội dung của sự việc và các giải pháp xử lý.
Theo ông Thành, ngày 15/3, UBND tỉnh Đắk Lắk đã có báo cáo về tình hình liên quan đến hợp đồng lao động ngoài chỉ tiêu biên chế được giao tại đơn vị sự nghiệp giáo dục thuộc UBND huyện Krông Pắc.
Tổng biên chế đã tuyển dụng tính đến ngày 24/11/2017 là 3.393. Tổng biên chế chưa tuyển dụng là 178. Còn hợp đồng lao động (kể cả trong và ngoài biên chế được giao) tính đến tháng 2 có 578 giáo viên (hợp đồng ngoài chỉ tiêu là 421 người).
Qua rà soát, UBND huyện Krông Pắk xác định trong 578 trường hợp hợp đồng lao động, có 370 trường hợp đủ điều kiện để nộp hồ sơ đăng ký tuyển dụng, 208 trường hợp không đủ điều kiện nộp hồ sơ.
Theo phương án tuyển dụng viên chức trong các cơ sở giáo dục công lập thuộc UBND huyện Krông Pắc năm 2017, UBND huyện Krông Pắc thực hiện việc chấm dứt hợp đồng theo quy định.
“Như vậy, nội dung thông tin phản ánh của báo chí liên quan đến việc một số giáo viên hợp đồng tại huyện Krông Pắk sắp mất việc là đúng”, Bộ Nội vụ kết luận.
Trước đó, thông tin trên các báo đăng tải, ngày 9/3 UBND huyện Krông Pắk tổ chức họp thông báo chấm dứt hợp đồng lao động với khoảng 200 giáo viên trên tổng số gần 600 giáo viên dôi dư tại huyện này.
Trong khi đó, trong đợt tuyển giáo viên biên chế sắp tới, toàn huyện Krông Pắk chỉ có 83 chỉ tiêu. Như vậy, sau khi thi tuyển số giáo viên còn lại sẽ tiếp tục nhận thông báo chấm dứt hợp đồng. Việc này đồng nghĩa với trên 500 giáo viên hợp đồng bị chấm dứt việc làm, phải tự tìm công việc mới.
Sau đó, nhiều giáo viên tại huyện Krông Pắk cho hay, họ phải bỏ tiền "chạy" mới nhận được hợp đồng. Trước thông tin trên, Công an tỉnh Đắk Lắk yêu đã vào cuộc xác minh, làm rõ.
Ly Na (t/h)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy