Như đã thông tin trong kỳ trước Khách hàng 'tố' bảo hiểm PTI vô trách nhiệm sau sự cố hỏa hoạn?, An Ninh Tiền Tệ đã phản ánh vụ tranh chấp trong việc thanh toán hợp đồng giữa bà Nguyễn Thị Phúc (SN 1978, trú tại xã Hữu Bằng, Thạch Thất, Hà Nội) với Công ty bảo hiểm Bưu điện Thăng Long thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Bưu điện PTI. Sau sự cố hỏa hoạn diễn ra vào ngày 3/8/2016, bà Phúc đã yêu cầu bảo hiểm PTI thanh toán hợp đồng bảo hiểm và các rủi ro đặc biệt số: 0000/59/HĐ/06-PKd6/ts.3.2/2016, với tổng số tiền bảo hiểm là 20 tỷ đồng sau 2 lần ký kết. Tuy nhiên, Bảo hiểm PTI đã từ chối bồi thường với lý do bà Phúc giả mạo hồ sơ chứng từ trục lợi bảo hiểm.
Hợp đồng bảo hiểm giữa cơ sở Phúc Sinh và Bảo hiểm Bưu điện PTI
Mặt khác, Tổng công ty Bảo hiểm Bưu điện PTI đã tố giác bà Nguyễn Thị Phúc có hành vi giả mạo hồ sơ, chứng cứ, hóa đơn liên quan đến việc các Công ty TNHH Ngọc Long, Công ty TNHH thương mại Tuấn Anh và Công ty TNHH thương mại Đức Thịnh bán hàng hóa cho cơ sở sản xuất kinh doanh Phúc Sinh, để chứng minh thiệt hại về tài sản trong vụ cháy xưởng sản xuất Phúc Sinh ngày 3/8/2016, nhằm chiếm đoạt tiền chi trả bảo hiểm.
Tuy nhiên, ngày 23/11/2017, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC44) Công an TP Hà Nội đã kết luận tố giác của Tổng công ty Bảo hiểm Bưu điện PTI đối với bà Phúc là không đủ cở sở. Theo xác minh điều tra thì các hoạt động kinh doanh của cơ sở Phúc Sinh đối với các đơn vị kinh doanh là có thật.
Kết luận nêu rõ: “Việc bà Nguyễn Thị Phúc chủ hộ kinh doanh mua hàng hóa của Công ty TNHH Ngọc Long, Công ty TNHH thương mại Tuấn Anh và Công ty TNHH thương mại Đức Thịnh để phục vụ kinh doanh là có thật. Do hộ kinh doanh Phúc Sinh ký hợp đồng bảo hiểm với Công ty bảo hiểm Bưu điện Thăng Long thuộc Tổng công ty Bảo hiểm Bưu điện PTI nên sau khi xưởng sản xuất kinh doanh Phúc Sinh bị cháy ngày 3/8/2016, bà Nguyễn Thị Phúc có đơn yêu cầu Công ty bảo hiểm thanh toán tiền bảo hiểm theo quy định và cung cấp các tài liệu chứng minh thiệt hại về tài sản do vụ cháy gây ra”.
Bản kết luận của Cơ quan điều tra PC44 về hoạt động mua bán của cơ sở Phúc Sinh là đúng
Bên cạnh đó, sau khi vụ hỏa hoạn diễn ra thì các thiệt hại của cơ sở Phúc Sinh đã được đơn vị giám định thống kê nhằm đảm bảo sự khách quan. Đơn vị giám định hiện trường Smart đã liệt kê mức độ tổn thất của cơ sở Phúc Sinh bao gồm: Phần nhà xưởng đã bị hỏng kết cấu trụ BTCT, tưởng gạch xây bao đỡ vì kèo thép - tôn mái lợp bị biến dạng và đổ sập một phần tuy nhiên sau đó phải phá rất nhiều kết cấu có nguy cơ sập đổ; Máy móc thiết bị, công cụ sản xuất (máy cắt mút, máy bắn ghim, máy khâu,...) bị tổn thất rất nhiều theo mức độ khác nhau; Phần lớn các hạng mục hàng hóa chứa bên trong nhà xưởng gồm hàng mẫu, bán thành phẩm, nguyên liệu bị tôn thất hoàn toàn do cháy và nước chữa cháy.
Chia sẻ với PV, bà Nguyễn Thị Phúc – chủ cơ sở kinh doanh Phúc Sinh nghẹn ngào, mặc dù đã có kết luận của Công an TP Hà Nội nhưng Công ty bảo hiểm Bưu điện Thăng Long vẫn vô trách nhiệm và khước từ cơ hội lấy lại giá trị tài sản duy nhất của gia đình bà. Do vụ việc kéo dài và hoạt động kinh doanh cũng chưa thể khôi phục khiến gia đình bà đang đứng trước nguy cơ phá sản, kéo theo đó rất nhiều người làm thất nghiệp. Hiện tại gia đình bà đang sống trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn, chạy vạy khắp nơi để khiếu kiện và đòi lại quyền lợi cho gia đình bà.
“Vụ cháy của tôi xảy ra đã được gần 2 năm nhưng đến nay tôi chưa nhận được đồng tiền bồi thường nào từ phía bảo hiểm và cũng không nhận được dù chỉ một lời động viên an ủi. Hơn nữa bảo hiểm còn vu khống cho tôi là giả mạo hồ sơ, chứng từ trục lợi làm ảnh hưởng rất lớn đếm kinh tế, uy tín, danh dự của tôi”.
“Những thiệt hại mà bảo hiểm đã gây ra, tôi sẽ khởi kiện bảo hiểm Bưu điện Thăng Long bằng được, để đòi lại quyền lợi và danh dự. Hy vọng người khác không vướng vào cảnh khốn khó khi tham gia bảo hiểm PTI giống như tôi”, bà Phúc bật khóc.
Trước đó, trả lời PV, Tổng công ty Bảo hiểm Bưu điện PTI nêu 2 nguyên nhân chính mà PTI chưa chấp nhận bồi thường cho bà Phúc. Thứ nhất việc kinh doanh cơ sở Phúc Sinh không tuân theo quy định của Nhà nước, liên quan đến chế độ hạch toán của doanh nghiệp. Cụ thể, các giấy tờ giao dịch của bà Phúc đều là viết tay, lưu trong sổ chứ không có liên quan đến chế độ hóa đơn. Việc này theo đại diện PTI là không đúng theo quy định của nhà nước.
Thứ 2, trong quá trình làm rõ thông tin từ các giấy tờ giao dịch mua bán của bà Phúc với các cơ sở khác thì thấy có dấu hiệu mua bán bất thường. PTI nghiệm thấy có dấu hiệu kê khai không trung thực từ những thông tin bà Phúc cung cấp ra, dẫn đến không đủ cơ sở để thanh toán bảo hiểm cho cơ sở Phúc Sinh. Cụ thể, theo PTI những giao dịch mua bán của cơ sở Phúc Sinh đều không hạch toán qua hóa đơn đỏ, phiếu thu theo quy định của Sở thuế mà đều được hạch toán qua giấy và sổ viết tay. Ngoài ra, PTI khẳng định đã thực hiện xác minh các giao dịch bán của bà Phúc thông qua các giấy viết tay thì các đơn vị giao dịch bán hàng có tên trong giấy đều từ chối đã nhập hàng cho cơ sở Phúc Sinh. Dẫn đến PTI nghi ngờ có dấu hiệu không trung thực.
Theo Luật sư Lê Văn Kiên – Trưởng VP Ánh Sáng Công Lý cho rằng, hộ kinh doanh cá thể không bắt buộc phải sử dụng hóa đơn. Việc sử dụng hóa đơn của hộ kinh doanh phụ thuộc vào nhu cầu của hộ và quy định của pháp luật về điều kiện cấp hóa đơn cho hộ kinh doanh cá thể. Cụ thể trong vụ việc này là cơ sở Phúc Sinh thì không nhất thiết phải sử dụng hóa đơn đỏ và việc sử dụng giấy viết tay có đầy đủ chữ ký cũng có thể chứng minh việc có sự giao dịch thương mại dân sự.
“Nếu chứng minh được có hoạt động mua bán và giá trị hàng hóa theo đúng kê khai thiệt hại thì bà Phúc có đầy đủ cơ sở để yêu cầu Công ty bảo hiểm thanh toán theo cam kết của Hợp đồng. Trong trường hợp bảo hiểm PTI không thanh toán thì bà Phúc có quyền khởi kiện ra tòa án yêu cầu giải quyết”, Luật sư Kiên nhấn mạnh.
Tính đến thời điểm hiện tại, sự việc dù đã diễn ra gần 2 năm qua và đã có kết luận của cơ quan điều tra về hoạt động kinh doanh và các giao dịch của bà Phúc đều hoàn toàn không có dấu hiệu gian dối nhưng bảo hiểm PTI đang có dấu hiệu bị trì hoãn, vô trách nhiệm của bảo hiểm PTI?
Số tiền bồi thường bảo hiểm mà gia đình bà Phúc coi đó là con đường duy nhất thoát khỏi cảnh phá sản dường như đang khiến cho gia đình bà lao đao. Thiết nghĩ các cơ quan chức năng nên sớm vào cuộc để làm rõ vụ việc nhằm đảm bảo quyền lợi cho người dân.
Được biết, bà Nguyễn Thị Phúc đã khởi kiện tranh chấp với bảo hiểm PTI ra TAND quận Ba Đình. Hiện, Tòa án quận Ba Đình đã thụ lý và xem xét ấn định ngày xét xử.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy