Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng VPBank (VPB) vừa công bố kế hoạch với tham vọng lớn và đầy thách thức để hiện thực mục tiêu vững ở nhóm dẫn đầu thị trường.
Ông Nguyễn Đức Vinh, Tổng Giám đốc VPBank cho biết, NH sẽ bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược trong vài tháng tới. Đây là một trong những chiến lược của NH sau khi nhà băng này vừa tăng vốn chủ sở hữu lên mức kỷ lục hơn 86 nghìn tỷ đồng, lọt top dẫn đầu về vốn trên thị trường.
Trên nền tảng tăng trường và tích lũy liên tục 10 năm qua cũng như sự dồi dào về tài chính, lãnh đạo VPBank đang có nhiều kế hoạch và tham vọng để tiếp tục tăng trưởng cao trong 5 năm tới.
Bên cạnh việc tìm kiếm đối tác ngoại chiến lược để củng cố quản trị và gia tăng nền tảng tài chính, VPBank có kế hoạch mở rộng một số mảng kinh doanh mới.
Theo đó, VPBank vừa mua lại hơn 97% cổ phần tại CTCP Chứng khoán ASC và đưa công ty trở thành một thành viên trong hệ sinh thái của VPBank. Đây là bước đi để ngân hàng này tìm lại vị thế trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán cũng là cách để phát triển đa dạng các dịch vụ trên nền tảng khách hàng hiện hữu và phát triển khách hàng mới.
Đáng chú ý, việc mua CTCK còn giúp VPBank phát triển chiến lược ngân hàng đầu tư mạnh mẽ hơn.
Cách đây 5 năm, VPBank thoái vốn khỏi Chứng khoán VPS. Quyết định ở thời điểm đó được cho là hợp lý khi ngân hàng tập trung vào tín dụng tiêu dùng để mang lại lợi nhuận cao và đảm bảo tăng trưởng về quy mô. Nhưng hiện tại, với tiềm lực mới, VPBank đã tính trở lại phát triển mảng ngân hàng đầu tư. Theo đó, VPBank Securities sẽ chủ yếu nhắm vào các sản phẩm để phục vụ nhu cầu đầu tư của khách hàng như: trái phiếu doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ, phát hành trái phiếu doanh nghiệp, cho vay margin… phát triển thêm nhiều sản phẩm, dịch vụ liên quan đến thị trường vốn.
Tiềm lực tài chính của VPBank được đánh giá là khá mạnh, đặc biệt sau khi bán 49% vốn tại Công ty tài chính FE Credit cho đối tác Nhật SMBC thu về 20.352 tỷ đồng, cũng như kỳ vọng về bán vốn VPBank cho tối tác chiến lược trong thời gian tơi.
Trong năm 2021, ngân hàng mẹ VPBank trở thành nhà băng có lợi nhuận cao nhất lĩnh vực này, với lãi trước thuế 38 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 4 lần so với năm 2020, bỏ xa các ''ông lớn'' trong ngành như Vietcombank, BIDV hay VietinBank.
Động lực chính giúp lợi nhuận riêng lẻ ngân hàng mẹ tăng phi mã đến từ thương vụ bán 50% vốn tại FE Credit cho các đối tác. Hoạt động đầu tư và thoái vốn tại công con trong năm qua đóng góp 24.000 tỷ đồng lợi nhuận. Thương vụ chuyển nhượng 50% vốn tại FE Credit được cho là thương vụ M&A lớn nhất trong lịch sử lĩnh vực tài chính Việt Nam.
Về mảng tài chính tiêu dùng, đại diện VPBank tin tưởng sẽ tiềm năng trong năm nay. FE Credit có thể lãi 6.000 tỷ đồng.
Cổ phiếu ngân hàng tiếp tục nóng
Cổ phiếu VPBank hiện ở vùng đỉnh cao lịch sử, quanh mức 37.000-40.000 đồng/cp. Cổ phiếu này tăng khoảng 1,6 lần trong vòng 1 năm qua và tăng gấp khoảng 3,6 lần trong vòng 2 năm.
Cổ phiếu Techcombank của tỷ phú Hồ Hùng Anh cũng tăng khoảng 3,6 lần trong 2 năm qua lên quanh ngưỡng 55.000 đồng/cp. SHB của ông Đỗ Quang Hiển (Bầu Hiển) tăng gấp đôi trong vòng 1 năm qua và tăng gấp 5 lần trong vòng 2 năm qua.
Trong đợt tăng giá mạnh của chứng khoán Việt Nam, cổ phiếu các ngân hàng tăng mạnh, hầu hết tăng “bằng lần” trong vòng 1-2 năm qua nhờ kết quả kinh doanh ấn tượng. Nhiều NH ghi nhận lợi nhuận nhiều nghìn tỷ, thậm chí tỷ USD như Vietcombank, Techcombank, VPBank. Có ngân hàng nhỏ cũng bứt phá mạnh như VietBank quý IV ghi nhận lãi thuần tăng 60 lần so với cùng kỳ.
Trong năm 2021 khi chứng khoán đạt đỉnh, thì hầu hết các ngân hàng có cổ phiếu cũng lên đỉnh cao mới, đặc biệt vào khoảng giữa năm. Tới cuối năm, áp lực chốt lời và những nghi ngại về nợ xấu khiến giá cổ phiếu nhóm này điều chỉnh. Tuy nhiên, những kết quả kinh doanh quý IV và cả năm 2021 rất tích cực với nợ xấu không cao đã khiến cổ phiếu nhóm này tăng mạnh trở lại và nhiều trong số đó đã ghi nhận mức giá đỉnh cao mới. Trong đó, nhóm cổ phiếu tư nhân có tốc độ tăng nhanh hơn, vượt qua nhiều cổ phiếu ngân hàng quốc doanh/nguồn gốc quốc doanh có dấu hiệu chậm lại như BIDV, Vietinbank…
Nhóm cổ phiếu ngân hàng được dự báo có triển vọng tươi sáng trong năm 2022, đặc biệt nhóm cổ phiếu ngân hàng tư nhân… được kỳ vọng sẽ trở lại với vai trò dẫn dắt trên thị trường chứng khoán.
Cổ phiếu nhóm ngành này được dự báo còn đi lên trong năm mới trong bối cảnh tăng trưởng tín dụng gia tăng, nợ xấu giảm và lợi nhuận được kỳ vọng tiếp tục tăng cao với tốc độ khoảng 30%.
Chứng khoán Yuanta Việt Nam cho rằng việc tăng vốn, gọi thêm đối tác ngoại… sẽ là một chất xúc tác cho ngành ngân hàng trong năm 2022.
Tác giả: M.Hà
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy