Tin liên quan
Trụ sở Ngân hàng Thế giới tại Washington, Mỹ. Ảnh: AFP
Xếp hạng trên…giấy
Nguyên nhân chính cho tình trạng trên là việc bảng xếp hạng(BXH) này của WB không dựa trên những khảo sát từ các doanh nghiệp. Thay vào đó, WB phân tích những cải cách trong hệ thống chính sách của các quốc gia thành viên, cho điểm đối với các tiêu chí được cải thiện và hạ điểm đối với những chính sách tiêu cực.
Điều này có nghĩa rằng BXH của WB chỉ đánh giá môi trường kinh doanh của các quốc gia trên giấy tờ chứ không phải dựa trên hiệu ứng thực tế từ hệ thống chính sách.
Nó cũng giải thích tại sao nhiều nhà lãnh đạo trên thế giới lại tỏ ra rất hứng thú với BXH này. Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã đặt mục tiêu đưa quốc gia Nam Á vào top 30 nước dẫn đầu trước năm 2018 (năm 2015 Ấn Độ đứng tận thứ 130). Tổng thống Putin thậm chí còn tham vọng hơn, khi muốn Nga lọt vào top 20 từ vị trí 51 hiện nay.
Tổng thống Kazakhstan ông Nursultan Nazarbayev đặt mục tiêu lọt vào top 25 trước năm 2020 hay Bộ trưởng Kinh tế Ukraine Aivaras Abromavicius muốn nước này tăng thêm 25 bậc trong BXH năm sau bởi “một cấp độ được cải thiện đồng nghĩa với 600 triệu USD vốn đầu tư tăng thêm”.
Tầm ảnh hưởng của BXH này do đó rất lớn, nhất là về mặt chính trị. Khi BXH năm nay được công bố hồi tuần trước, chính phủ Kenya đã rất bất ngờ khi nước này nhảy 21 bậc lên thứ 108 thế giới. Phó Tổng thống Kenya ông William Ruto thậm chí đã gọi đây là “một cột mốc lịch sử”.
Người Nga cũng có lý do để vui mừng khi quốc gia của họ nhảy 11 bậc lên vị trí thứ 51, rất gần với mục tiêu đề ra của ông Putin. Và nếu BXH của WB đáng tin cậy, công việc kinh doanh ở Nga hiện nay đang trở nên dễ dàng hơn ở Luxembourg (thứ 61), hay Israel(thứ 53) (?).
BXH dẫn ra 4 cải cách chính phủ Nga đã thực hiện trong năm qua: giảm thời gian đăng ký công ty mới, giảm thời gian mở tài khoản ngân hàng cho những công ty này, giảm thuế tài sản và đơn giản hóa thủ tục cấp điện.
Những cải cách này rất đáng chú ý, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế đang suy thoái nghiêm trọng ở Nga cùng nhiều vấn đề khác, đặc biệt là tham nhũng. Tuy vậy, không phải ngẫu nhiên mà Nga bị xếp hạng thứ 143/152 trong bảng xếp hạng Chỉ số tự do kinh tế mới nhất của tổ chức Heritage Foundation.
Vậy tại sao người Nga lại làm tốt đến vậy trong BXH Môi trường kinh doanh năm nay?
“Về tổng thể, chúng ta đang làm việc tích cực với Ngân hàng Thế giới, và mọi chuyện đang tiến triển tốt đẹp”. Phó thủ tướng Nga ông Igor Shuvalov đã báo cáo với tổng thống Putin như vậy, lờ đi những điểm mâu thuẫn trong BXH như giới chức nhiều quốc gia khác.
Phiến diện
Một nghiên cứu gần đây thực hiện bởi Mary Hallward-Driemeier của WB và Lant Pritchett của đại học Harvard đã cho thấy BXH của WB phiến diện ở nhiều khía cạnh. Bằng cách khảo sát một loạt doanh nghiệp ở các quốc gia đang phát triển, họ chỉ ra rằng môi trường kinh doanh không thể chỉ được đánh giá qua những cải cách về mặt chính sách của nhà cầm quyền.
“Dựa trên thông tin chúng tôi có được, những cải cách trên giấy tờ không hoàn toàn ảnh hưởng tích cực tới các doanh nghiệp nói riêng hay môi trường kinh doanh nói chung”, những nhà nghiên cứu viết.
Đương nhiên BXH này của WB không hẳn là vô dụng. Mặc cho những tuyên bố của giới chức Ukraine, vị trí của nước này vẫn chỉ tăng 4 bậc trong năm qua, cho thấy thất bại của chính phủ Kiev trong việc thực hiện hóa lời hứa cải cách mạnh mẽ trước đó.
Điều này có nghĩa rằng khi mà có rất ít cải cách được thực hiện ngay cả trên giấy tờ, thì rõ ràng sẽ không có nhiều tác động tích cực tới môi trường kinh doanh trên thực tế.
Tuy nhiên BXH này không nên cho điểm, hay khuyến khích các nhà cầm quyền “chạy theo thành tích”, chỉ chú trọng vào những cải cách trên giấy. Hai năm trước, đã từng có một tổ chức độc lập kêu gọi WB dừng đánh giá môi trường kinh doanh của các quốc gia qua những tiêu chí và cách thức hiện tại. Tuy nhiên chủ tịch WB ông Jim Yong Kim đã phản bác, nói rằng tổ chức này đang thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
Tóm lại, BXH Môi trường kinh doanh của WB sẽ vẫn không có nhiều giá trị thực tiễn chừng nào còn lấy nguồn thông tin từ các chính phủ - nhóm tổ chức luôn có xu hướng “chạy theo thành tích”, đặc biệt ở các quốc gia đang phát triển.
Nghi Điền (Theo Bloomberg)
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy