Sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố bắt đầu "hoạt động quân sự đặc biệt" ở miền đông Ukraine, Ngân hàng Thế giới (WB) mới đây đã đưa ra thông báo cho biết đang chuẩn bị các phương án để cung cấp hỗ trợ kịp thời cho chính phủ Ukraine. Trong khi đó, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cũng cho biết đang tiến hành đánh giá mức độ ảnh hưởng kinh tế từ cuộc xung đột này.
Ông David Malpass, Chủ tịch WB, phát biểu trong một tuyên bố rằng: "Chúng tôi sẵn sàng cung cấp hỗ trợ ngay lập tức cho Ukraine và đang chuẩn bị các phương án để hỗ trợ bao gồm cả việc giải ngân nhanh". Ông chia sẻ thêm rằng tổ chức này cảm thấy "kinh hoàng vì bạo lực và thiệt hại" ở Ukraine. |
Trước đó vào ngày 19/2, Chủ tịch Malpass đã trao đổi với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy rằng ngân hàng sẵn sàng giải ngân 350 triệu USD cho nước này. Khoản tiền sẽ được ban điều hành WB xem xét vào cuối tháng 3 tới như một phần của kế hoạch cấp vốn cho Ukraine cả trong ngắn hạn và dài hạn. Các khoản tiền từ WB sẽ đi kèm với các yêu cầu về cải cách và hỗ trợ tài khóa, bao gồm cả lĩnh vực năng lượng và khí hậu.
Tuy nhiên, vẫn chưa rõ các nguồn lực có thể hỗ trợ người dân Ukraine như thế nào nếu chính phủ được bầu cử dân chủ của Tổng thống Zelenskiy bị quân Nga lật đổ. Trong trường hợp có sự thay đổi đột ngột về quyền lực của chính phủ bằng vũ lực, bao gồm cả các cuộc đảo chính ở Myanmar và Sudan, WB đã đình chỉ các giao dịch với các chính phủ được thành lập bởi quân đội.
Đối với tình hình ở Ukraine, ông Malpass cho biết WB đang huy động một nhóm ứng phó với khủng hoảng toàn cầu, phối hợp với các bộ phận và đối tác phát triển để có thể phản ứng nhanh. Ngân hàng cũng đang phối hợp chặt chẽ với IMF để đánh giá những tác động kinh tế và xã hội sâu rộng từ cuộc chiến.
Bà Kristalina Georgieva, Giám đốc điều hành IMF, bày tỏ trong một twitter rằng "quan ngại sâu sắc" về cuộc xung đột ở Ukraine. Bà cho rằng điều này "gây thêm rủi ro kinh tế đáng kể cho khu vực và thế giới”. Bà cho biết: "Chúng tôi đang đánh giá các tác động và sẵn sàng hỗ trợ các thành viên khi cần thiết".
Các nhà lãnh đạo trên đều đã không sử dụng thuật ngữ "xâm lược" trong tuyên bố của mình. Cả Nga và Ukraine đều là thành viên của WB và IMF, trong khi nước Mỹ có quyền kiểm soát nhất định trong cả hai tổ chức kinh tế này.
Xe quân sự Ukraine di chuyển qua quảng trường Độc lập ở trung tâm Kyiv vào ngày 24/2/2022. Ảnh: Getty Images.
WB và IMF đều cho biết đang nỗ lực để giữ an toàn cho những nhân viên còn lại ở Ukraine. Hầu hết các nhân viên Ukraine của WB đã chuyển ra nước ngoài, mặc dù một số vẫn ở lại vì lý do cá nhân và gia đình.
Ông Malpass chia sẻ trong một bản thông báo nội bộ với gần 16.000 nhân viên toàn cầu của ngân hàng: "Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm các giải pháp cho những người quyết định không rời khỏi đất nước này vào thời điểm hiện tại". Trong khi đó, người phát ngôn của IMF cho biết quỹ đã liên hệ được với các nhân viên địa phương còn lại trong nước.
Tác giả: Phạm Hà Thanh
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy