Hệ thống tài chính - ngân hàng, với vai trò cung ứng vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế sẽ tạo ra những tác động gián tiếp đến môi trường. Khi ngân hàng tăng cường quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cho vay sẽ tạo động lực cho các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất theo hướng sạch hơn.
Đó là chia sẻ của ông Nguyễn Văn Lê, Tổng giám đốc SHB qua trao đổi với Thời báo Ngân hàng xung quanh định hướng phát triển ngân hàng xanh tại Việt Nam.
Ông có thể chia sẻ rõ hơn về quan điểm của mình?
Một trong những lợi ích không thể phủ nhận của ngân hàng xanh đối với khách hàng chính là việc được hưởng các mức lãi suất ưu đãi trong thời gian được tài trợ vốn. Bên cạnh đó, việc triển khai các dịch vụ trên nền công nghệ như internet banking, SMS banking… sẽ giúp khách hàng tiết kiệm thời gian, chi phí, hạn chế được rủi ro trong quá trình sử dụng tiền mặt. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng nên hướng tới sứ mệnh cam kết bảo toàn và gia tăng giá trị ngân hàng, không ngừng tăng trưởng đi đôi với phát triển an toàn bền vững, đem lại lợi ích tối đa, tạo nên sự thịnh vượng cho các cổ đông - nhà đầu tư, khách hàng, đối tác…
SHB cũng không là ngoại lệ, ngoài việc phát triển hoạt động kinh doanh ngân hàng truyền thống, SHB rất quan tâm coi trọng việc phát triển các hoạt động ngân hàng - tín dụng xanh, hướng đến sự phát triển bền vững. Hiện nay, SHB đã và đang triển khai, phát triển các sản phẩm/công nghệ liên quan đến sự bền vững để đáp ứng yêu cầu của khách hàng, quản lý khách hàng từ xa; nâng cao quản trị nguồn nhân lực và giảm thiểu tác động môi trường thông qua chuỗi giá trị để giảm các chi phí và tăng giá trị sản phẩm; các hoạt động vận hành phát triển bền vững; quản trị rủi ro như rủi ro hoạt động, rủi ro chính sách…
Nhưng thực tế việc triển khai dự án, chương trình tín dụng xanh còn rất nhiều thách thức?
Đó là điều chắc chắn. Như vướng mắc vì thiếu khung khổ pháp lý, tiêu chí, tiêu chuẩn đánh giá công cụ đo lường tác động đến môi trường để hỗ trợ xây dựng chính sách, sản phẩm phát triển tín dụng xanh. Thêm nữa, các phương án kinh doanh/tiểu dự án tham gia chính sách phải đáp ứng các điều kiện khắt khe về bảo vệ môi trường, các thủ tục vay vốn phức tạp. Nếu không có hỗ trợ lãi suất, các khách hàng sẽ chưa có nhu cầu sử dụng sản phẩm tín dụng xanh của ngân hàng. Do các dự án chương trình tín dụng xanh rất cần Chính phủ và NHNN hỗ trợ để có được mức lãi suất ưu đãi, các dự án này khi vay vốn mới tiết kiệm được chi phí và hoạt động tài chính hiệu quả hơn.
Đó là chưa nói tới việc đánh giá tác động đến môi trường của các tiểu dự án/phương án kinh doanh theo các tiêu chuẩn đặc thù. Trong khi đội ngũ nhân viên ngân hàng chưa có kinh nghiệm chuyên sâu để khảo sát đánh giá đối với một số lĩnh vực này.
SHB đã và đang triển khai khá đồng bộ các sản phẩm thế mạnh phù hợp với Danh mục tín dụng xanh của NHNN
Vậy việc triển khai một số dự án, chương trình tín dụng hướng đến phát triển bền vững của SHB thời gian qua ra sao?
SHB đã và đang triển khai khá đồng bộ các sản phẩm thế mạnh được đánh giá là phù hợp với Danh mục tín dụng xanh của NHNN. Cụ thể là sản phẩm cho vay nông nghiệp xanh, lâm nghiệp bền vững, năng lượng tái tạo/năng lượng sạch, cung cấp các dịch vụ bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng… Bên cạnh đó, SHB cũng tích cực nghiên cứu và tham gia các chương trình, hoạt động do NHNN phối hợp cùng các đơn vị tổ chức. Chúng tôi mong muốn tiếp tục được tiếp cận các chương trình và hoạt động trong khuôn khổ “Cải cách khu vực tài chính xanh” và các chương trình đào tạo, bồi dưỡng trong lĩnh vực “Ngân hàng xanh” nhằm phát huy hơn nữa các thế mạnh sẵn có của ngân hàng, nâng cao hơn nữa năng lực chuyên môn nghiệp vụ trong các lĩnh vực ngân hàng - tín dụng xanh mà SHB mong muốn tiếp tục mở rộng. Từ đó có thêm các cơ hội phát triển, góp phần triển khai ngân hàng xanh tại SHB nói riêng và thúc đẩy phát triển hệ thống ngân hàng xanh nói chung tại Việt Nam.
Với kinh nghiệm tham gia triển khai thành công các dự án ODA từ năm 2003, với tư cách là ngân hàng cho vay lại và ngân hàng phục vụ các dự án ODA do các tổ chức quốc tế và Chính phủ các nước tài trợ, chúng tôi nhận thấy ngoài việc cung cấp nguồn vốn trung dài hạn để hỗ trợ các chủ dự án thì việc tư vấn an toàn kỹ thuật, theo các quy định của nhà tài trợ, hỗ trợ cung cấp chương trình tài chính carbon, các chương trình đào tạo, bảo lãnh khoản vay… là một số công cụ có thể giúp nâng cao tính khả thi của việc tài trợ cho các lĩnh vực xanh và phát triển bền vững. Từ đó ngân hàng có thể áp dụng các kinh nghiệm quốc tế trong việc phát triển, hoàn thiện các chương trình, sản phẩm, xây dựng chính sách tín dụng bao gồm yêu cầu đánh giá tác động môi trường, xã hội đối với một số loại dự án nhằm nâng cao nhận thức của khách hàng về tài chính và dịch vụ ngân hàng, các vấn đề về bảo vệ môi trường, đảm bảo an sinh xã hội, phát triển bền vững.
Điều này sẽ giúp DN, hộ nông thôn mở rộng hoạt động kinh doanh, thúc đẩy phát triển các ngành nông nghiệp, lĩnh vực năng lượng tái tạo, năng lượng hiệu quả tại Việt Nam. Đồng thời kết nối các DN theo chuỗi giá trị từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ, xuất khẩu; tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, các hoạt động song song như các chương trình từ thiện đảm bảo an sinh xã hội.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Theo Thời báo ngân hàng
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy