Ngày 5/6, Xây dựng Hòa Bình thực hiện bổ bà Nguyễn Kim Loan vào vị trí Giám đốc tài chính, thời gian bổ nhiệm từ ngày 15/6.
Ngoài ra, Công ty cũng miễn nhiệm chức vụ người phụ trách quản trị kiêm người được uỷ quyền công bố thông tin đối với ông Nguyễn Văn Tịnh từ ngày 14/6, bầu thay thế ông Lê Trung Kiên, thời gian bổ nhiệm từ ngày 15/6.
Thêm nữa, Xây dựng Hòa Bình thực hiện miễn nhiệm chức vụ Kế toán trưởng đối với bà Lê Thị Phương Uyên, thời gian miễn nhiệm từ ngày 30/6. Ngược lại, bầu bổ sung bà Phan Thị Cẩm Hằng vào vị trí Kế toán trưởng, thời gian bổ nhiệm từ ngày 1/7.
Theo tìm hiểu, bà Lê Thị Phương Uyên sinh năm 1976, được bổ nhiệm vào vị trí Kế toán trưởng từ ngày 1/6/2023 tới nay.
Như vậy, tròn 13 tháng từ khi bổ nhiệm vị trí Kế toán trưởng, bà Uyên đã từ nhiệm vị trí quan trọng này.
Lộ diện 99 chủ nợ đồng ý hoán đổi 730,8 tỷ đồng nợ sang cổ phiếu Xây dựng Hòa Bình
Một điểm đáng lưu ý, trước đó, ngày 10/5, Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình đã thông qua triển khai chi tiết phương án phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ. Tại phương án lần này, Xây dựng Hòa Bình sẽ phát hành 73,08 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng/cổ phiếu, tương ứng tổng số tiền 730,8 tỷ đồng đổi lấy món nợ tương ứng đang nợ các nhà thầu phụ, đối tác, nhà cung cấp (10.000 đồng nợ đổi 1 cổ phiếu).
Được biết, trước đó, tại Đại hội ngày 25/4, Xây dựng Hòa Bình đã thông qua kế hoạch phát hành 74 triệu cổ phiếu để hoán đổi 740 tỷ đồng nợ vay. Như vậy, kế hoạch mới có giảm so với kế hoạch đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua.
Lý giải cho thay đổi này, Xây dựng Hòa Bình cho biết thời gian qua Công ty đã thanh toán cho 1 số chủ nợ, một số chủ nợ thay đổi ý định hoán đổi nợ dẫn tới khác biệt so với kế hoạch ban đầu.
Thời gian thực hiện chào bán cổ phiếu sẽ diễn ra từ quý II - IV/2024, sau khi Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có thông báo về việc nhận được hồ sơ đăng ký phát hành cổ phiếu để hoán đổi nợ của Xây dựng Hòa Bình. Trong trường hợp các chủ nợ thay đổi ý định và không đồng ý hoán đổi nợ, Xây dựng Hòa Bình sẽ hủy lượng cổ phiếu phát hành tương ứng với chủ nợ.
Danh sách chủ nợ đồng ý hoán đổi bao gồm 99 công ty trong nước với tổng số nợ là 1.116,4 tỷ đồng và số nợ đồng ý hoán đổi lấy cổ phiếu là 730,8 tỷ đồng. Trong đó, doanh nghiệp đồng ý hoán đổi nợ nhiều nhất là CTCP Đầu tư Thương mại SMC (mã SMC – sàn HoSE), đơn vị này sẽ hoán đổi 104,8 tỷ đồng, tỷ lệ sở hữu tại Xây dựng Hòa Bình dự kiến sau đợt phát hành là 3,018% vốn điều lệ.
Thứ hai, Công ty TNHH MTV Máy xây dựng MATEC (Công ty con của Xây dựng Hòa Bình) đồng ý hoán đổi 88,73 tỷ đồng tiền nợ, sau hoán đổi sẽ sở hữu 2,56% vốn tại Xây dựng Hòa Bình.
Thứ ba, CTCP Đầu tư Thương mại Kỹ thuật Hòa Bình (Tên mới: CTCP Đầu tư Phát triển Daiwa) đang có số nợ 90,6 tỷ đồng, nhưng chỉ đồng ý hoán đổi 36 tỷ đồng, nếu hoàn thành giao dịch sẽ sở hữu 1,04% vốn tại Xây dựng Hòa Bình.
Thứ tư, CTCP Cửa Sunspace có dư nợ 64,9 tỷ đồng và đồng ý hoán đổi 40 tỷ đồng nợ, nếu hoàn thành giao dịch sẽ sở hữu 1,15% vốn tại Xây dựng Hòa Bình.
Thứ năm, Công ty TNHH Đầu tư phát triển và Kinh doanh xây dựng Tiến Thành đang có dự nợ 28,3 tỷ đồng, đồng ý hoán đổi 24,36 tỷ đồng và nếu giao dịch thành công sẽ sở hữu 0,79% vốn tại Xây dựng Hòa Bình.
Thứ sáu, Công ty TNHH Dịch vụ thương mại và Xuất nhập khẩu Phương Linh đang có dư nợ 46,35 tỷ đồng, đồng ý hoán đổi 24 tỷ đồng và nếu giao dịch thành công sẽ sở hữu 0,69% vốn điều lệ tại Xây dựng Hòa Bình.
Thứ bảy, Công ty TNHH Sungshin Vina đang có dư nợ 25,26 tỷ đồng, đồng ý hoán đổi 22,16 tỷ đồng và nếu giao dịch thành công sẽ sở hữu 0,64% vốn tại Xây dựng Hòa Bình.
Thứ tám, CTCP Lecmax Sài Gòn đang có dư nợ 21,56 tỷ đồng, đồng ý hoán đổi 16,5 tỷ đồng và nếu giao dịch thành công sẽ sở hữu 0,48% vốn tại Xây dựng Hòa Bình.
Thứ chín, Công ty TNHH Cơ khí Đại Thành Đạt đang có dư nợ 14,5 tỷ đồng, đồng ý hoán đổi 11,87 tỷ đồng và nếu giao dịch thành công sẽ sở hữu 0,34% vốn tại Xây dựng Hòa Bình.
Thứ mười, CTCP Fountech đang có dự nợ 11,76 tỷ đồng, đồng ý hoán đổi 11,75 tỷ đồng và nếu giao dịch thành công sẽ sở hữu 0,34% vốn tại Xây dựng Hòa Bình.
Và còn lại 89 công ty với dự nợ từ vài tỷ đến vài chục tỷ, cũng đồng ý hoán đổi một phần hoặc gần như toàn bộ.
Như vậy, nếu 99 nhà đầu tư này thực hiện hoán đổi 730,8 tỷ đồng nợ, tương ứng phát hành 73,08 triệu cổ phiếu, nhóm cổ đông này sẽ sở hữu tổng cộng 21,05% vốn điều lệ tại Xây dựng Hoà Bình sau đợt tăng vốn.
Lỗ luỹ kế 3.182,46 tỷ đồng
Xét về hoạt động kinh doanh, trong quý I/2024, Xây dựng Hòa Bình ghi nhận doanh thu đạt 1.650,9 tỷ đồng, tăng 38,2% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế ghi nhận lãi 57,75 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 443,8 tỷ đồng. Trong đó, Công ty không còn kinh doanh dưới giá vốn, biên lợi nhuận gộp chuyển từ âm 17%, lên dương 1,3%.
Được biết, trong năm 2024, Xây dựng Hòa Bình đặt kế hoạch tổng doanh thu 10.800 tỷ đồng, tăng 43,3% so với cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế dự kiến lãi 433 tỷ đồng so với cùng kỳ lỗ 1.110,7 tỷ đồng.
Như vậy, kết thúc quý đầu năm 2024 với lãi 57,75 tỷ đồng, Xây dựng Hòa Bình chỉ hoàn thành 13,3% so với kế hoạch năm.
Mặc dù lãi trở lại sau hai năm thua lỗ nhưng tại thời điểm 31/3/2023, Xây dựng Hòa Bình vẫn còn lỗ luỹ kế 3.182,46 tỷ đồng, bằng 116,1% vốn chủ sở hữu (vốn chủ sở hữu chỉ 2.741,33 tỷ đồng).
Tác giả: Duy Bắc
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy