Một trong các phương án phối cảnh hầm đường bộ qua vịnh Cửa Lục, Quảng Ninh
Địa điểm xây dựng hầm vịnh Cửa Lục, kết nối nút giao ngã ba Vườn đào (P.Bãi Cháy) và đường ven biển khu đô thị Vinhomes (P.Hòn Gai), TP Hạ Long.
Chiều dài hầm đường biển Cửa Lục theo thiết kế 2,75km, cao 4,75m, rộng 32,6m, quy mô 6 làn xe, được xây dựng theo công nghệ hầm dìm, kết cấu bêtông cốt thép, chịu được động đất cấp 7.
Theo thiết kế của ông Takahashi Masatada (kỹ sư công trình ngầm Đại học Chuo Nhật Bản) và sự phối hợp của Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải, hầm đường biển Cửa Lục được thiết kế theo tiêu chuẩn đường phố chính đô thị, tốc độ thiết kế 60 km/h.
Hầm đường biển với tổng mức đầu tư dự kiến hơn 9.700 tỷ đồng, thời gian thực hiện dự án 5 năm (2019 - 2024). Đây là công trình hầm đường bộ dưới đáy biển đầu tiên được xây dựng tại Việt Nam.
Theo tờ trình của UBND tỉnh Quảng Ninh, việc đầu tư hầm đường biển Cửa Lục sẽ giảm bớt sự quá tải của cầu vượt biển Bãi Cháy hiện nay, đồng thời kết nối hai khu du lịch phía tây và khu hành chính phía đông của Hạ Long.
Hầm biển này sẽ góp phần hoàn thiện hành lang giao thông trên tuyến cao tốc Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn - Móng Cái, tăng cường sự kết nối giao thông với sân bay quốc tế Vân Đồn.
Theo ông Nguyễn Đức Long - chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, việc đầu tư thêm một tuyến giao thông khu vực nội ô Hạ Long rất cần thiết nhằm hoàn thiện hệ thống giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh.
Với lưu lượng giao thông tăng nhanh trên tuyến, dự kiến cầu Bãi Cháy sẽ quá tải vào năm 2025. Đây cũng là nút thắt giao thông trên hành lang cao tốc chạy dọc tỉnh Quảng Ninh hiện nay.
Trao đổi với PV ngày 11/2, ông Trần Văn Hùng - giám đốc Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Quảng Ninh cho biết, Quảng Ninh thường xuyên có nhiều cơn bão lớn đổ bộ trong năm. Mỗi lần có bão là lực lượng chức năng buộc phải tạm dừng lưu thông trên cầu vượt biển Bãi Cháy để đảm bảo an toàn.
Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của người dân. Vì vậy dự án hầm đường bộ qua vịnh Cửa Lục có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong kết nối giao thông trên địa bàn.
Về nguồn vốn để triển khai dự án có quy mô đầu tư hơn 9.000 tỷ đồng này, ông Hùng cho biết nếu được thông qua thì sẽ lấy từ ngân sách địa phương để xây dựng.
Ông Vũ Văn Khánh, giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Quảng Ninh kiêm giám đốc Ban quản lý dự án hầm đường bộ qua vịnh Cửa Lục, cho biết ý tưởng về công trình hầm đường bộ qua vịnh Cửa Lục đã có trong quy hoạch tổng thể phát triển hạ tầng giao thông của tỉnh đến năm 2020 và được xếp hạng là công trình cấp đặc biệt, ưu tiên thực hiện.
Theo ông Khánh, có 3 đơn vị tư vấn thiết kế trình bày ý tưởng đầu tư hầm đường bộ qua vịnh Cửa Lục, gồm Công ty Nippon Koei (Nhật Bản), Công ty CP FECON và Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải.
Theo đó, có hai phương án thi công được đưa ra đó là hầm khoan TBM và phương án hầm dìm. Theo các đơn vị tư vấn, hai phương án hầm này đều sử dụng công nghệ thi công tiên tiến nhất hiện nay, đã áp dụng thành công tại nhiều nước trên thế giới, đưa vào khai thác hiệu quả, an toàn.
Theo Tuổi trẻ
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy