Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung, đã báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến đối với dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động, tại phiên họp chiều 10/3.
Điều chỉnh là cần thiết
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, nghị quyết về giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động được kết cấu thành 2 điều, với nội dung cơ bản như sau:
Nâng giới hạn số giờ làm thêm trong 1 tháng quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động khi người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động về việc làm thêm giờ từ không quá 40 giờ lên không quá 72 giờ
Bên cạnh đó, tổng số giờ làm thêm của người lao động không quá 300 giờ trong 1 năm mà không bị giới hạn nhóm ngành, nghề, công việc hoặc trường hợp quy định tại Khoản 3 Điều 107 bộ luật Lao động.
Các quy định giới hạn giờ làm thêm theo ngày và việc nghỉ ngơi (nghỉ trong giờ làm việc, nghỉ chuyển ca...), tiền lương tuân thủ theo bộ luật Lao động nhằm đảm bảo sức khỏe cho người lao động.
Về thời gian áp dụng, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, dự thảo nghị quyết được xây dựng trong bối cảnh "đặc biệt" và "cấp bách". Theo đó, về nguyên tắc, việc thực hiện chính sách tại dự thảo nghị quyết chỉ nên thực hiện trong một thời gian ngắn, thích hợp để giải quyết những vấn đề cấp bách, cấp thiết.
Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại phiên họp (Ảnh: baochinhphu)
Vì vậy, thời gian áp dụng chính sách này kể từ thời điểm nghị quyết được ký ban hành đến thời điểm các biện pháp quy định tại Điểm 3 của Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV hết hiệu lực thi hành.
Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội do Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Thuý Anh trình bày cho rằng, dịch Covid-19 đã để lại ảnh hưởng tiêu cực lớn đến nhiều doanh nghiệp, người sử dụng lao động khi chuỗi sản xuất, kinh doanh, cung ứng cùng hàng loạt đơn hàng bị đứt gãy, đình trệ.
Trong bối cảnh hiện nay, Thường trực Ủy ban Xã hội nhất trí với Chính phủ sự cần thiết mở rộng các ngành, nghề, công việc được áp dụng tối đa 300 giờ một năm.
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định lưu ý, có thực tế từ 27/4/2020 đến nay nhiều lực lượng làm nhiệm vụ phòng chống Covid-19 như y tế, công an, quân sự làm việc gần như 24/24 giờ. Đối với những người đã đi làm thực tế lên 72 giờ/tháng trong thời gian vừa qua thì cũng được truy lĩnh, khi nghị quyết này có hiêu lực thi hành.
Đây là bối cảnh đặc biệt, cần có tư duy mới để đáp ứng công tác phòng, chống dịch bệnh, trả công cho người lao động xứng đáng với việc đã làm thêm trên thực tế. Một số hiệp hội nghề nghiệp ở Nhật Bản còn đề xuất làm đến 400 giờ/năm.
Việc tăng thêm giờ lao động là cần thiết sau thời gian dài giãn cách
Tăng giờ làm nhưng cần có chế độ tương xứng
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng bày tỏ tán thành việc ban hành nghị quyết này, ngoài ra cũng đề nghị Chính phủ rà soát chế độ tiền lương trong thời giờ làm thêm sao cho tương xứng với công sức của người lao động bỏ ra, không áp dụng với mọi ngành nghề và một số đối tượng như người chưa thành niên, người khuyết tật, hoặc phụ nữ mang thai.
Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Trần Văn Thuật cho rằng, qua tham khảo ý kiến người lao động, Tổng Liên đoàn thống nhất với dự thảo nghị quyết này, đồng thời cần nghiên cứu bổ sung các biện pháp để bảo đảm phúc lợi cho người làm thêm để có sức khoẻ tái sản xuất.
Đại diện cho cộng đồng doanh nghiệp, Chủ tịch Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Hoàng Văn Phòng cho biết, đây là nhu cầu thực tế của người sử dụng lao động và người lao động trong bối cảnh phục hồi kinh tế hiện nay của đất nước, cũng như từng doanh nghiệp và người lao động.
Thực tế thì việc này cũng đã diễn ra và cộng đồng doanh nghiệp rất ủng hộ chủ trương này.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nêu rõ, đây là yêu cầu cấp thiết và khách quan từ thực tiễn cuộc sống. Nhiều doanh nghiệp rất căng thẳng khi đơn hàng khẩn trương mà nhân lực không đáp ứng được yêu cầu sản xuất, kinh doanh. Người lao động sẽ tính thời gian làm thêm như các ngày lễ, tết và làm thêm ban đêm.
- 1. Australia: Khủng hoảng thiếu nguồn cung nhà ở ngày càng trầm trọng
- 2. Đất ngoại thành Hà Nội sắp tấp nập đấu giá, khởi điểm chỉ hơn 6 triệu đồng/m2
- 3. Đất rừng tỉnh ven Hà Nội bán giá bát phở mỗi m2, hé lộ mục đích phía sau
- 4. Trầy trật đòi tiền mua nhà tại dự án ‘ma’ Lancaster Lincoln
- 5. Tháo dỡ nhiều biệt phủ xây dựng trái phép trên núi
- Chỉ còn một nửa lượng dầu dự trữ, Mỹ có sẵn sàng trước một cuộc khủng hoảng?
- Các bộ ngành đồng thuận, sẽ trình phương án nghỉ Tết Âm lịch 7 ngày
- HDBank sẽ tham gia cổ phần Công ty chứng khoán
- Nước về hồ nhiều, Thuỷ điện–Điện lực 3 (DRL) báo lãi 14,4 tỷ đồng trong quý III/2023
- Truy tố người mẹ và nhân tình hành hạ, ép cháu bé 3 tuổi hút ma túy